(Lý Lan)
Đồng nghiệp rủ về thăm trường cũ. Học trò cũng rủ về họp mặt lớp của tụi nó. Chương trình của học trò hấp dẫn: có phần đi tàu vô rừng sác bắt cá bắt cua, có đi ra đảo thăm nhà cổ trăm cột... Nhưng các thầy cô sau khi lượng sức mình, nhắm không kham nổi cái khoản dang nắng trên sông từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nên cắt phần đi rừng sác. Các thầy cô chỉ đi thăm đồng nghiệp và trường cũ mà thôi, còn học trò mình thì để mình thăm vào dịp khác. Phải thông cảm các thầy cô, tuy không ai chịu mình già (thầy Tuấn mới 80 tuổi, cô Vấn chỉ 68 mà thôi), nhưng đôi khi lực bất tòng tâm, cô Ly ngồi xe từ Chợ Lớn tới Cần Giuộc mà còn bị ói, thì nói chi đi tàu 5-6 tiếng đồng hồ.
Mới đi một vòng quanh trường cũ mà vừa thấy cái ghế là ai nấy mừng húm.
Đồng nghiệp rủ về thăm trường cũ. Học trò cũng rủ về họp mặt lớp của tụi nó. Chương trình của học trò hấp dẫn: có phần đi tàu vô rừng sác bắt cá bắt cua, có đi ra đảo thăm nhà cổ trăm cột... Nhưng các thầy cô sau khi lượng sức mình, nhắm không kham nổi cái khoản dang nắng trên sông từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nên cắt phần đi rừng sác. Các thầy cô chỉ đi thăm đồng nghiệp và trường cũ mà thôi, còn học trò mình thì để mình thăm vào dịp khác. Phải thông cảm các thầy cô, tuy không ai chịu mình già (thầy Tuấn mới 80 tuổi, cô Vấn chỉ 68 mà thôi), nhưng đôi khi lực bất tòng tâm, cô Ly ngồi xe từ Chợ Lớn tới Cần Giuộc mà còn bị ói, thì nói chi đi tàu 5-6 tiếng đồng hồ.
Mới đi một vòng quanh trường cũ mà vừa thấy cái ghế là ai nấy mừng húm.
Trường cũ đây. Một dãy lớp học rệu rã đến nỗi các lớp trên lầu không thể sử dụng nữa, học trò chỉ học ở các phòng tầng trệt mà trần được chống thêm cột cho khỏi sập.
Bên kia dãy lớp học này là một bức tường và bên kia bức tường là bãi tập trung rác của chợ Cần Giuộc cách đó một dãy phố.
Đối diện dãy lớp học là dãy nhà cũ được dùng làm nhà ở tập thể cho giáo viên, hồi đó mình ở phòng số 3, chung với chị Long.
Dãy nhà này đã xuống cấp khủng khiếp. Vẫn còn ba giáo viên trọ ở đó. Đây là hành lang của dãy nhà này.
Cô Dự và cô Dung hồi xưa ở cạnh phòng mình. Hai người bồi hồi đi xem lại cửa trứơc cửa sau căn phòng cũ, nhắc chuyện ngày xưa học trò đá banh bay vô phòng các cô. (Cậu học trò hồn nhiên trong lúc say sưa đuổi banh, lao theo đường banh, chạy ào vô phòng các cô kiếm trái banh.)
Cạnh phòng cô Dự là phòng cô Ly. Cô có gia đình nên được riêng một phòng. Thật ra là một lớp học cũ được ngăn vách thành ba phòng ở, mỗi phòng dành cho 2-3 giáo viên. Cô Ly đã không thể giấu được xúc động khi tất cả dấu tích còn lại trong trường làm sống lại quá khứ. Đây là cái cầu thang trước cửa phòng cô, ngày xưa có một tảng đá bên cạnh, chiều chiều con cô, bé Bi bé Bờm, thường trèo lên trèo xuống, ngồi chơi.
Cô Ly, cô Vấn, thầy Tuấn... Các thầy cô bắt đầu về dạy ở trường Cần Giuộc từ trước 1975 cho đến khi nghỉ dạy hoặc về hưu cách nay 20 năm. Các thầy cô nhận ra ngôi trường vẫn y như xưa, chỉ cũ kỹ tiêu điều hơn xưa. Mà ngôi trường có lẽ cũng đang ngắm các thầy cô và kêu thầm: Các thầy cô vẫn y như xưa, chỉ già nua chậm yếu hơn xưa...
Thực ra, lẽ ra, đây là một ngôi trường rất dễ thương.
Nhưng vì nó đã cũ quá nên nhà nước đã xây một ngôi trường khác khang trang hơn, ở ngoài thị trấn một chút. Trường mới đó chính thức là trường phổ thông trung học Cần Giuộc. Còn ngôi trường cũ trở thành trường bán công. Mình và các thầy cô cũ không ai được may mắn dạy trường mới, vì nó mới xây xong cách đây mấy năm. Nhưng tụi này cũng qua thăm trường mới cho biết, và mình chụp hình ké ngoài cổng trường lấy le.
Hôm nay trường đang chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 nên có công an gác cổng. Nghĩ mình không có công tác gì chắc không thể vào trường. Ngờ đâu anh công an nghe nói thầy cô cũ về thăm trường bèn linh động cho vô. Thầy hiệu trưởng hay tin cũng vội vã tiếp đón nồng nhiệt - thầy là người Cần Đước nên không phải học trò cũ của các thầy cô như hai hiệu phó, cũng chỉ nhận nhiệm sở sau khi các thầy cô cũ nghỉ hoặc chuyển công tác nên không biết mặt người nào, nhưng thầy vẫn niềm nở tíêp đón và hết giờ làm việc thì nhứt định mời các thầy cô cũ đi ăn trưa.
Rất nhiều giáo viên hiện đang dạy ở ngôi trường mới to lớn đẹp đẽ này từng học ở ngôi trường cũ với các thầy cô cũ. Nhân lúc nghỉ trưa, thầy trò - đồng nghiệp cũ mới gặp nhau, mừng rỡ.
Cô Ly nói nhìn ngôi trường mới cô thấy hạnh phúc, thật sự hạnh phúc.
Gợn buồn trong hạnh phúc đó là hai ngôi trường cũ mới này đang tồn tại song song hai nền giáo dục (trường cũ - bán công nhận vào những học sinh không được tuyển vào trường công - trường mới, những học sinh này thường là con nhà nghèo, ở trong đồng, xa xôi, học tập trong điều kiện thíêu thốn, thậm chí hiểm nghèo dưới nguy cơ trường sập bất cứ lúc nào.) Gợn buồn khó tan vì thực tế này tồn tại ở khắp nơi trên đất nước này và chưa biết sẽ ra sao.
Theo mình biết, người đã dốc sức vào sự hình thành ngôi trường mới là cô Loan, hiệu trưởng hồi mình còn dạy trường cũ. Hồi đó có một ông Việt kiều ở Pháp, quê Cần Giuộc, ghé thăm trường gặp cô Loan ngỏ ý muốn giúp đỡ trường, chẳng hạn tặng thiết bị hay học bỗng cho học sinh, cô Loan nói nếu muốn giúp thì giúp xây sửa ngôi trường. Ông Việt kiều nói xây trường là nhiệm vụ nhà nước, ông chỉ giúp học trò thôi. Rồi ông ra đi không trở lại. Cô Loan vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ một ngôi trường tử tế để thầy trò có thể dạy học đàng hoàng. Cuối cùng, trải bao nhiêu năm dài, với những đề nghị, đề án, những buổi lội ruộng tìm địa điểm (nơi không có mồ mã nhà ở) để xây ngôi trường bằng kinh phí nhà nước, cô dọn trường qua cơ ngơi mới, rồi về hưu.
Trong khu vườn quanh ngôi nhà cổ của cha mẹ để lại, chủ yếu để thờ tổ tiên ông bà, cô Loan dựng một gian nhà nhỏ, mở lớp dạy thêm sau khi về hưu, ngoài việc chăm sóc người mẹ trên 80 tuổi.
Theo mình biết, người đã dốc sức vào sự hình thành ngôi trường mới là cô Loan, hiệu trưởng hồi mình còn dạy trường cũ. Hồi đó có một ông Việt kiều ở Pháp, quê Cần Giuộc, ghé thăm trường gặp cô Loan ngỏ ý muốn giúp đỡ trường, chẳng hạn tặng thiết bị hay học bỗng cho học sinh, cô Loan nói nếu muốn giúp thì giúp xây sửa ngôi trường. Ông Việt kiều nói xây trường là nhiệm vụ nhà nước, ông chỉ giúp học trò thôi. Rồi ông ra đi không trở lại. Cô Loan vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ một ngôi trường tử tế để thầy trò có thể dạy học đàng hoàng. Cuối cùng, trải bao nhiêu năm dài, với những đề nghị, đề án, những buổi lội ruộng tìm địa điểm (nơi không có mồ mã nhà ở) để xây ngôi trường bằng kinh phí nhà nước, cô dọn trường qua cơ ngơi mới, rồi về hưu.
Trong khu vườn quanh ngôi nhà cổ của cha mẹ để lại, chủ yếu để thờ tổ tiên ông bà, cô Loan dựng một gian nhà nhỏ, mở lớp dạy thêm sau khi về hưu, ngoài việc chăm sóc người mẹ trên 80 tuổi.
Năm ngoái, cô dốc vốn liếng xây trên đất nhà một ngôi trường mầm non tư thục, vừa làm hiệu trưởng vừa lo cả chuyện đi chợ nấu ăn cho học sinh. Khi cô đội nón lá dẫn khách qua thăm trường, một bé học sinh ba bốn tuổi hồn nhiên nắm tay cô kêu "Bà Ba".
Sáu bảy tám chục tuổi, hẹn hò mãi mới làm được một chuyến về trường cũ, thăm người xưa. Đồng nghiệp già trẻ ngồi chuyện trò trước gian nhà - lớp dạy thêm trong khu vườn xanh êm ả. Thầy Tuấn nói thấy cô Loan như vầy là vui lắm rồi.
Không biết trường cũ của mình (trường bán công giờ) đã đập xây trường mới chưa nhỉ?!
Trả lờiXóaHuỳnh Quốc Hưng (12A1 K97)
Đập bỏ xây công viên tượng đài Nguyễn Đình Chiểu rồi bác
XóaHè vừa rồi, M có dịp đi ngang qua trường bán công cũ thì thấy vẩn còn đó, trường mới thì đã dời ra ngoài gần nghĩa trang.
Trả lờiXóaBây giờ trường mới thì có đến hơn 90 giáo viên, học sinh cũng đông gấp nhiều lần lúc M học ngày xưa. Học sinh thì cũng lanh lợi hơn nhiều.
Nguyễn Hoàng Minh (2004)
Cám ơn bạn NHM đã cập nhật tin tức !
Trả lờiXóatrường bán công cần giuộc bi giờ vẫn vậy như đã đổi tên thành trung học phổ thông nguyễn đình chiểu rồi
Trả lờiXóaĐã có website trường cần giuộc rùi đó, http://thptcangiuoc.net
Trả lờiXóaNhưn hiện giờ đang xây dựng, khi xong mời các cựu học sinh cùng nhau đóng và chia sẽ nhé
Trường cần Giuộc cũ đổi Nguyễn Đình Chiểu, giờ cũng đã đập luôn rồi. Em không biết có xây lại không. hôm qua đi ngang thấy xe đang bang ra cho bằng. Bây giờ là khoản đất trống
Trả lờiXóaCảm ơn các bạn nhiều! Tụi mình đang xây một "Trường Cần Giuộc" trên đây đây, nhưng chưa thấy ai mặn mà :)
Trả lờiXóaEm la cuu hoc sinh truong can giuoc moi ra truong duoc 2 nam. truong cap 3 can giuoc thi hien nay o quoc lo 50 thi da di vao hoat dong duoc may nam roi. con truong cu thi doi thanh truong Nguyen Dinh Chieu nhung gio dap roi cho do gio lam cong vien ca dang xay truong moi
Trả lờiXóanhìn hình ảnh này mình nhớ trường wá.Trường mới bây giờ lúc dó tụi mình chỉ thi TN thôi chứ chưa học
Trả lờiXóaMình vẫn thích trường cũ nhiều hơn.kỷ niệm nhiều lắm các bạn ơi!
không biết làm sao liên hệ với các bạn cũ bây giờ?
Cô Loan nhìn vẫn như xưa nhưng hơi ốm hơn> Thương cô wá
Cám ơn tác gỉa đã đưa mình về với ký ức ngày xưa, mình tốt nghiệp năm 1992. Tác giả có thể nào cho mình xin số điện thoại của cô Đinh Thị Phương Dung không mình là học trò cũ của cô. Địa chỉ email của mình la HuyNguyen.ig_org@yahoo.com
Trả lờiXóaNguyễn Hồng Huy khóa 1989-1992.
nho qua truong oi
Trả lờiXóaCam ơn các em
Trả lờiXóaĐộc ma thây nhơ thơi mời ra trương,cách đây đa40năm!