Hôm nay tôi tập hợp những hình ảnh về Thầy Cô, Trường lớp lại và làm thành một video. Tôi không có thời gian nhiều nên video còn sơ sài và chưa có thời gian viết nhiều được, bạn nào rảnh thì viết và gửi email tôi sẽ đưa lên thêm. Một số hình ảnh trong video lấy từ blog của Lý Lan và các khóa Cựu học sinh Cần Giuộc, tôi không có thời gian chú thích trong video, mong mọi người thông cảm và xin cảm ơn nhiều!
30 thg 10, 2010
22 thg 10, 2010
Đáng lẽ họ đã không phải chết
Đến hẹn lại lên, năm nào cũng như năm nào, cứ tới mùa mưa bão là chúng ta lại nghe tin thiệt hại đến đau lòng của người dân miền Trung. Miền Nam thì ít hơn nhiều vì địa hình không hiểm trở như miền Trung chứ không phải không có những cái chết vì mấy lý do lãng nhách! Xây, chống,...đủ kiểu. Lúc làm thì nghe người ta nói ngon lắm, nhưng bão hoặc lũ đến rồi thì...tan hoang không còn một mống! Đến chừng đó thì lại trở lại với điệp khúc xây, chống, tiêu tiền, lúc nào cũng bị động chạy đằng sau lo khắc phục hậu quả (giống như điệp khúc thiếu điện vào mùa khô, Sài Gòn ngập ngụa vì...triều cường - chắc phải định nghĩa lại triều cường cho đô thị quá, vì triều cường gì mà quanh năm suốt tháng!). Nói riết cũng chán (nhưng thực sự là bây giờ mọi người cũng bị tê liệt dây thần kinh luôn rồi, nhắm mắt sống cho đỡ...lên tăng xông), thôi thì phải lo cứu mình trước khi Trời cứu (vì cũng hỏng có ai cứu nổi mình đâu)! Loạt bài của tác giả này nói về những nhận định của ông và những kĩ năng sống cơ bản nhưng có lẽ lâu nay chúng ta cũng chưa thật sự để ý lắm, tôi đưa lên đây mọi người cùng tham khảo.
(K98)
= = =
Đáng lẽ họ đã không phải chết
(Quản Hồng Đức)
Tôi đọc đi đọc lại bài viết “Tiếng kêu cứu tuyệt vọng trên chiếc xe bị lũ cuốn” của hai tác giả Nguyên Khoa và Nguyễn Hưng trên báo VnExpress ngày 19/10. Càng đọc tôi lại càng day dứt với câu hỏi liệu chúng ta có thể tránh được những cái chết đã được báo trước như vậy không?
Nhưng có lẽ câu hỏi mà tôi đang day dứt sẽ không có câu trả lời, ít nhất là vào lúc này khi mà nỗi đau của 19 gia đình có người thân bị nạn trên chuyến xe định mệnh vẫn còn đó, khi mà miền Trung thương yêu vẫn oằn mình chống chọi với cái đói, cái rét giữa mênh mông biển nước. Và rồi điều gì sẽ đến sau khi nước rút đi mang theo toàn bộ tài sản của những người dân tội nghiệp? Họ sẽ tiếp tục sống như thế nào với hai bàn tay trắng và những hậu quả để lại sau lũ?
Tôi đọc lại bài viết một lần nữa, đọc cả những bình luận của độc giả để cố gắng tìm cho mình một bằng chứng, một sự khẳng định rằng đáng lẽ họ không phải chết như vậy. Và hình như tôi đã tìm thấy hơn cả một bằng chứng, hơn cả một lời khẳng định cho cái lý rằng đáng lẽ 19 gia đình đó không phải chịu nỗi đau lớn đến thế, đáng lẽ miền Trung ruột thịt không tang thương đến thế….
Nhưng khi nhận ra điều đó, tôi đã chẳng cảm thấy khá hơn, chẳng cảm thấy thanh thản hơn là bao vì một nỗi day dứt khác lại vừa chợt đến: Trên đất nước này vẫn còn có những cái chết oan uổng quá, vài hôm trước đây là một phụ nữ chết trên đường chỉ vì cái nắp hố ga ở TP HCM, còn bây giờ là 19 con người vùi xác nơi sông sâu trên một chuyến xe định mệnh vì lũ ở Hà Tĩnh.
Và tôi quyết định viết, ít nhất là viết ra những gì mình nghĩ và sẻ chia cũng là một cách để nỗi day dứt nguôi ngoai phần nào. Tôi sẽ viết về những bằng chứng, những sự khẳng định đáng lẽ ra họ không phải chết như vậy…
Suy ngẫm 1: … “Mưa như tát nước vào mặt, hành khách thiu thiu ngủ, bỗng thấy nước ập vào, xe nổi bồng bềnh rồi từ từ chìm nghỉm. Ai cũng hoảng sợ, tài xế kêu mọi người bình tĩnh để đưa xe vào làn đường. Nhiều người bắt đầu kêu la hoảng loạn. Rồi tài xế yêu cầu mọi người đập vỡ cửa kính. Ngay lập tức hàng chục cánh tay cứ đấm thình thịch vào cửa nhưng không có kết quả. Khi tài xế dùng chiếc cờ lê đập được kính thì một số người nhốn nháo chui ra ngoài”, ông Lực kể.
Trong bài viết có nói đây là chiếc xe có ghế nằm. Thông thường những chiếc xe có ghế nằm (thường được gọi là xe VIP) được thiết kế kính cửa sổ liền vào kết cấu của thân xe, và không có chốt cửa. Tức là chúng ta sẽ không thể mở được cửa sổ theo cách thông thường và kính thường được thiết kế khá dày và việc đập cửa kính bằng tay là việc gân như không thể.
Trong trường hợp khẩn cấp, hành khách cần đập vỡ cửa kính để thoát khỏi xe họ sẽ sử dụng những chiếc búa được trang bị theo xe và thông thường được gắn vào thành xe bên trong khoang hành khách.
Những chiếc búa đặc biệt này có đầu nhọn, chỉ cần dùng lực vừa đủ đầu nhọn này sẽ làm kính xe bị rạn nứt và hành khách dễ dàng dùng lực của tay hoặc chân làm vỡ kính. Một chiếc xe 45 chỗ, chỉ cần trang bị từ 2 đến 3 chiếc búa loại này là có thể nhanh chóng phá vỡ toàn bộ kính cửa sổ trong thời gian ngắn nhất để tạo điều kiện cho hành khách thoát hiểm.
Ngoài ra, việc xe được trang bị những chiếc búa như thế này còn giúp hành khách kiểm soát nỗi sợ hãi và sự hoảng loạn thường là kẻ thù của chúng ta trong những trường hợp khẩn cấp. Hành khách sẽ tự tin hơn và kiểm soát tốt hơn vì ít ra trong tay họ có dụng cụ hỗ trợ thoát hiểm.
Búa khẩn cấp thường được trang bị theo xe, đặc biệt là với những xe nhập từ nước ngoài. Nhưng vì một lý do nào đó bị mất trong quá trình sử dụng và không được thay thế.
Và hình như trong ý thức của chúng ta, búa khẩn cấp chưa bao giờ là một vật dụng quan trọng. Tài xế chẳng quan tâm nếu như búa khẩn cấp bị mất và không được thay thế. Còn hành khách có những người thậm chí còn không biết nó là cái gì khi vô tình nhìn thấy chúng gắn trên thành bên trong khoang hành khách ở những chiếc xe vẫn còn được trang bị.
Tôi chợt ước, giá như có những chiếc búa khẩn cấp này được trang bị cho chuyến xe định mệnh kia và tài xế bình tĩnh hướng dẫn khách dùng búa để phá vỡ cửa kính thì có lẽ họ đã không tuyệt vọng đến vậy khi dùng tay đấm thình thịch vào cửa kính xe trong cơn hoảng loạn.
> Bạn hãy nhớ trong ôtô có một vật dụng nhỏ bé nhưng rất quan trong: Đó là búa khẩn cấp. Vật dụng nhỏ bé này có thể cứu tính mạng của bạn nếu có sự cố cần thoát hiểm khẩn cấp khỏi xe. |
Suy ngẫm 2: “… Sau khi chui ra khỏi xe, ông Lực kéo con trai và cháu gái ra theo. Cả ba vật lộn một lúc thì cậu con trai hét lên: “Bố ơi con không biết bơi”, cô cháu cũng than khóc: ‘cậu ơi, cứu cháu”. Vì không biết bơi nên cả hai tiếp tục chui vào xe mặc ông Lực quát mắng, yêu cầu hai đưa chui ra ngoài…”
Đây là một sai lầm nghiêm trọng và đã trả giá bằng tính mạng của người con trai 20 tuổi của ông Lực và cô cháu gái. Việc thoát được khỏi chiếc xe đang chìm là yếu tố quyết định. Vì hoảng loạn do không biết bơi nên con trai ông Lực và cô cháu gái dù đã thoát được ra ngoài đã tiếp tục chui vào xe và bị chìm theo xe.
Tuy nhiên, ai trong số chúng ta cũng có thể sẽ mắc phải sai lầm này, sẽ làm lại đúng như những nạn nhân này nếu chúng ta không may ở trong hoàn cảnh tương tự. Sự hoảng loạn và bản năng sống khi đối mặt với cái chết sẽ dẫn đến những hành động không thể kiểm soát.
Năm 2000, khi tôi làm việc cho Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) chúng tôi buộc phải tham dự và hoàn thành một khóa huấn luyện đặc biệt có tên gọi là HUET (Helicopter Underwater Escape Training) để được phép đi trên máy bay trực thăng bay ra các công trình biển ở ngoài khơi Vũng Tàu. Khóa huấn luyện này giúp các học viên những kỹ năng thoát hiểm khỏi khoang máy bay trực thăng nếu không may máy bay bị rơi xuống biển. Khi thực tập bằng mô hình máy bay trực thăng tại hồ bơi khách sạn REX, thành phố Vũng Tàu, tôi rất sợ và thú nhận với các giáo viên rằng tôi không biết bơi. Và điều ngạc nhiên khi các giáo viên nói với tôi rằng các kỹ năng thoát hiểm đều không yêu cầu khả năng bơi. Thậm chí họ còn nói nếu không biết và không áp dụng những kỹ năng này thì biết bơi vẫn có thể chết nếu gặp tai nạn. Và tôi, một bác sĩ mới ra trường và hoàn toàn không biết bơi đã hoàn thành xuất sắc khóa huấn luyện và được cấp chứng chỉ. Tôi đã thực hiện đúng ngay từ đầu 3 lần thoát hiểm từ mô hình máy bay chìm dưới nước bằng 3 cách khác nhau.
> Bạn hãy dành thời gian học những kỹ năng sống sót trong những điều kiện nguy hiểm, khẩn cấp. Bạn có thể tham gia những khóa đào tạo kỹ năng như vậy hoặc truy cập những thông tin tương tự trên Internet. Hãy làm điều đó ngay từ bây giờ hoặc là bạn sẽ phải hối tiếc trong một hoàn cảnh nào đó sau này. Và lúc đó quá trễ để bạn học. |
Nếu bạn truy cập Google và đánh dòng chữ: “How to escape from a sinking car?” (Làm thế nào để thoát khỏi chiếc xe đang chìm) vào mục tìm kiếm. Ngay lập tức Google cho hàng chục kết quả tìm kiếm và một trong những kết quả mà tôi tìm thấy là bài viết hướng dẫn thoát hiểm khỏi chiếc xe đang chìm. Bài viết bằng tiếng Anh có kèm theo video hướng dẫn. Và tôi quyết định dịch bài viết sang tiếng Việt và gửi cho các bạn.
>>Làm thế nào để bạn thoát khỏi ôtô đang chìm? |
Bạn nên nhớ, bạn có thể không có một khả năng nào đó, nhưng bạn hoàn toàn có thể học được những kỹ năng. Không có khả năng là một điều đáng tiếc nhưng thất bại vì không có kỹ năng là một điều không thể tha thứ.
Suy ngẫm 3: “… Dọc đường đi, cả chủ xe lẫn hành khách đều bàn tán râm ran chuyện mưa lũ lịch sử ở miền Trung. Xe chạy xuyên đêm, vượt qua đoạn ngập sâu trên quốc lộ 1A từ thành phố Hà Tĩnh ra thị xã Hồng Lĩnh cũng là lúc trời gần sáng…”
Nhìn hình chụp Quốc lộ 1A nhiều đoạn chìm nghỉm dưới mặt nước và chỉ được nhận ra nhờ 2 hàng cọc tiêu bên đường tôi thấy tiếc cho những nạn nhân. Giá như tài xế ý thức được sự nguy hiểm khi quyết định tiếp tục hành trình trong mưa gió và lũ lụt. Trong những điều kiện bất lợi về thời tiết như vậy, có biết bao nhiêu nguy hiểm khác như: dây điện rơi, sạt lở đất, hố sâu, cây đổ… Và nếu không bị lũ cuốn thì biết đâu lại có thể gặp những tai nạn khác do những nguy hiểm nói trên gây ra. Và lại giá như, giá như hành khách gây áp lực với tài xế để dừng hành trình hoặc có thể tự quyết định dừng hành trình chờ nước rút xuống bớt. Bên cạnh việc không ý thức được về những mối nguy hiểm hay thái độ bất chấp, coi thường tính mạng của chính mình và hành khách trên xe, còn là việc không tuân thủ hệ thống cảnh báo mà các cơ quan hữu quan đã đưa ra trên các phương tiện thông tin đại chúng….
> Bạn hãy nhớ đừng bao giờ đặt cược tính mạng của mình vào sự may rủi. Vì vậy hãy học thói quen không chấp nhận rủi ro cho sự an toàn của mình. Và bạn cũng nên nhớ đừng bao giờ phó mặc tính mạng của mình vào sự phán đoán rủi ro của người khác. Vì vậy hãy đánh giá rủi ro mọi lúc, mọi nơi và quyết định hành động sớm. |
Theo tin của báo Thanh Niên ngày 19/10 trong bài viết: “Tai nạn kinh hoàng trong lũ dữ” thì từ chiều 17/10, công an đã tổ chức lực lượng, lập chốt điều tiết giao thông tại các điểm ngập lụt trên QL1A. Tuy nhiên do lượng xe quá đông, đặc biệt có nhiều xe khách đã cố tình vượt qua rào chắn nên không thể ngăn chặn hết được…”. Và chiếc xe bị nạn là một trong những xe đã cố tình vượt qua chốt kiểm tra.
Viết đến đây tôi lại tiếc cho họ. Giá như...
Những cái chết oan uổng và được báo trước nhưng không ai hành động để ngăn nó đừng xảy ra. Tiếc quá miền Trung ơi…
Suy ngẫm 4: Trách nhiệm của các cơ quan chức năng
Nhà nước cũng như Chính quyền địa phương đã nỗ lực hết sức giúp đỡ miền Trung vượt qua lũ dữ và khắc phục hậu quả sau lũ. Nếu không có sự giúp đỡ và can thiệp kịp thời thì con số người chết và mất tích chắc chắn không chỉ dừng ở con số 142” (theo trang nhất báo Thanh Niên ngày 19/10).
Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng xe khách vượt trạm kiểm soát để tiếp tục đi vào vùng lũ và tai nạn kinh hoàng đã xảy ra với xe khách mang biển kiểm soát 48K-5868 là điều không thể chấp nhận được. Trong khi ý thức về an toàn của người dân còn hạn chế, thái độ bất chấp và coi thường tính mạng của bản thân và người khác còn phổ biến trong đại đa số tầng lớp nhân dân thì việc siết chặt kiểm soát, cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm và bắt buộc dừng ngay các hoạt động có thể gây nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của nhân dân là vô cùng cần thiết.
Cần phải nghiêm túc xem xét trách nhiệm của lực lượng kiểm soát và điều tiết giao thông huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh nơi xảy ra tai nạn để đảm bảo tính nghiêm minh và thực thi cảnh báo nguy hiểm của các cơ quan chức năng.
(VnExpress)
Nhãn:
Khoa học
Làm thế nào để bạn thoát khỏi ôtô đang chìm?
(Quản Hồng Đức dịch)
Bất kỳ tai nạn xe hơi nào cũng đều đáng sợ. Nhưng bị tai nạn trong hoàn cảnh chiếc xe của bạn bị rơi xuống nước trong khi bạn đang mắc kẹt trong xe thì còn khủng khiếp hơn nữa. Những tai nạn như vậy thì luôn đặc biệt nguy hiểm vì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị chết đuối. Nhưng sự thật là hầu hết những cái chết đều là kết quả của sự sợ hãi và hoảng loạn khi không có kế hoạch và kỹ năng để thoát hiểm, khi bạn không ý thức được điều gì sẽ xảy ra khi ô tô bị rơi xuống nước.
Trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tư thế an toàn khi xe của bạn bị rơi xuống nước và ngay cả khi bạn bị kẹt khi xe đang chìm thì việc thoát ra ngoài là điều hoàn toàn có thể.
Bước1: Tư thế an toàn khi xe rơi xuống nước
Nếu bạn ý thức được rằng chiếc xe bạn đi đang bị cuốn khỏi đường bộ và rơi xuống nước, hãy ngay lập tức thực hành tư thế an toàn để chuẩn bị cho việc va chạm có thể xảy ra khi xe tiếp xúc với nước. Hãy bắt chép hai tay bạn trước ngực. Lòng bàn tay phải ôm chặt vai bên trái và ngược lại. Bạn nên biết rằng sự va chạm của ô tô lúc rơi xuống nước có thể lớn nhưng có thể không gây chết người, nhưng nếu bạn không áp dụng tư thế này thì tay của bạn sẽ dễ bị chấn thương trong quá trình xe bị rơi tự do và tiếp xúc với nước và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn rất nhiều khi bạn thoát hiểm bằng cửa sổ hay cửa của xe.
Bước 2: Mở cửa sổ của xe ngay khi bạn có thể
Ngay sau khi xe tiếp xúc với nước, bạn chỉ có vài giây không đáng kể để rồi chìm xuống nước. Trong vài giây quý giá đó, hãy ưu tiên cho việc mở cửa sổ hoặc cửa xe ngay khi bạn có thể khi mà chúng vẫn ở trên mặt nước. Khi xe bắt đầu chìm trong nước, bạn sẽ không thể mở bất kỳ cửa nào của xe cho đến khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng (tức là bên trong xe hoàn toàn ngập nước). Nếu tất cả cửa sổ vẫn bị đóng thì quá trình cân bằng áp suất trong và ngoài xe sẽ kéo dài lâu hơn và hậu quả là bạn sẽ chết vì thiếu ôxy khi bên trong xe ngập nước. Hãy cố gắng bình tĩnh và mở cửa sổ bằng bất kỳ cách nào có thể. Nếu bạn không thể mở được cửa sổ bằng tay, hoặc xe của bạn trang bị hệ thống cửa sổ đóng mở bằng điện và hệ thống này không hoạt động trong nước, hãy cố gắng dập vỡ cửa kính xe bằng chân, vai hay những vật nặng bạn có thể có trong tay vào thời điểm đó. Điều này nghe có vẻ vô lý vì làm như vậy tức là nước sẽ vào trong xe nhanh hơn. Nhưng thực tế là cửa sổ hoặc cửa xe càng được mở sớm bao nhiêu thì cơ hội bạn thoát ra được càng lớn bấy nhiêu khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng.
- Có rất nhiều vật dụng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để đập vỡ kính ô tô. Búa khẩn cấp là một trong những vật dụng như vậy. Búa có đầu nhọn thậm chí có thêm lò xo để gia tăng lực khi sử dụng. Búa nhỏ, nhẹ và tiện sử dụng khi cần. Thông thường, búa khẩn cấp được trang bị kèm theo xe và được gắn trên thành xe, bên trong khoang hành khách. Nếu không có búa khẩn cấp, hãy sử dụng bất kỳ vật dụng nào bạn có trong tay như: kìm, tuốc-nơ-vít, giày cao gót, cục chêm bánh xe,… thậm chí cả chìa khóa.
- Kính cửa sổ bên thân xe và kính phía sau là những vị trí phù hợp nhất để thoát hiểm. Kính phía trước thường được làm bằng ‘kính an toàn’ và các lớp kính được gắn chặt với nhau để bảo vệ tài xế và người ngồi phía trước khi có va chạm. Vì vậy nếu bạn đập vỡ kính trước thì bạn cũng khó có thể lấy chúng ra. Ở một vài chiếc xe đắt tiền, kính an toàn cũng được trang bị cho các cửa sổ ở thân xe.
Bước 3: Hãy cố gắng bình tĩnh và mở khóa cửa xe
Sẽ rất khó để bạn giữ bình tĩnh và không hoảng loạn trong hoàn cảnh này. Điều đó là bình thường vì khi phải đối mặt với cái chết, lượng Adrenaline trong máu sẽ tăng cao và bạn sẽ có cảm giác hồi hộp, sợ hãi và hoảng loạn. Nhưng hãy đừng sợ. Bản phải luôn ý thức rằng bạn cần phải thoát ra khỏi tình trạng này và bạn sẽ làm được điều đó. Khi bạn vẫn đang ở trong xe, bạn hãy hít thở sâu và chú ý vào những hành động bạn đang và sẽ làm. Hãy mở cửa xe bằng điện (nếu vẫn hoạt động) hoặc mở bạn và sau đó hãy hít sâu để chuẩn bị cho việc bạn sẽ nín thở khi nước ngập hoàn toàn trong xe.
Bước 4: Hãy giữ dây an toàn (seatbelt) được cài chặt
Theo bản năng thì bạn sẽ tháo dây an toàn. Nhưng đây là một hành động sai. Khi xe chìm vào nước, bạn sẽ rất dễ bị mất phương hướng và nếu bạn tháo dây an toàn thì rất có thể bạn sẽ bị đẩy xa ra khỏi vị trí cửa sổ hoặc cửa xe là những nơi bạn sẽ thoát ra ngoài. Bạn nên biết, khoảng vài tấn nước sẽ đổ vào xe của bạn, và bạn không thể thoát ra khi nước đang vào xe, thậm chí bạn còn bị đẩy ra xa khỏi vị trí hiện tại khi nước tràn vào xe. Vì vậy, hãy thắt chặt dây an toàn ở vị trí hiện tại của bạn.
Nếu công việc tiếp theo là đẩy cửa xe để thoát hiểm thì việc vẫn cài dây an toàn còn cho bạn thêm điểm tựa để tăng lực đẩy khi bạn đang ở trong nước.
Vẫn cài dây an toàn còn giúp bạn định vị được vị trí, đặc biệt khi xe bị lộn ngược khi rơi tự do xuống nước hoặc khi đang ở trong nước và nước đang tràn vào xe.
Bước 5: Nếu bạn có thể quan sát, hãy đặt tay gần cửa nhất vào tay nắm của cửa
Khi bạn đang ở trong nước và bạn không thể nhìn được gì. Hãy bình tĩnh và tự định vị xung quanh bằng cách sử dụng tay phía ngoài (tay gần cửa nhất) bắt đầu di chuyển từ hông của bạn dọc lên phía trên cho đến khi bạn sờ vào được tay nắm cửa. Đừng cố gắng mở cửa vào lúc này vì khi nước đang tràn vào xe, nước sẽ tạo áp lực lên cửa và lực này rất lớn. Bạn sẽ không đủ sức mở cửa vào lúc này và việc này thậm chí còn làm bạn mất sức và tạo ra cảm giác hoảng sợ. Bạn hãy kiểm tra để chắc chắn rằng cửa này không bị khóa.
Bước 6: Thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe
Nếu xe vẫn đang nổi trong nước, hãy cố gắng làm điều này trước khi nước tràn vào trong xe, Nếu bạn bị chìm quá nhanh, tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải đợi cho đến khi nước ngập vào toàn bộ xe. Khi điều này xảy ra, lúc đó bạn có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe bằng tay gần cửa nhất. Sau đó hãy tháo dây an toàn. Khi bạn rời xe, đừng đạp chân xuống phía dưới vì có thể bạn sẽ làm người khác bị thương.
Phía đầu xe nơi để động cơ có thể sẽ chìm nhanh hơn vì nặng, vì thế đuôi xe sẽ ở trên mặt nước lâu hơn. Bạn có thể mở cửa hoặc đập kính từ phía này.
Nếu trong xe có trẻ em, hãy khuyên bé bình tĩnh và hít thở sâu cho đến khi mức nước ngang ngực bé. Sau đó nói bé hít thật sâu và nín thở bằng cách bóp vào cánh mũi. Ngay sau khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn hãy tháo dây an toàn và giúp bé tháo dây an toàn. Bạn hãy giúp bé thoát ra trước và sau đó đến bạn.
Bước 7: Bơi lên phía bề mặt càng nhanh càng tốt
Hãy rời chiếc xe và bơi về phía bề mặt càng nhanh càng tốt. Nếu bạn không biết bơi hướng nào hãy tìm hướng có ánh sáng và bơi về phía đó. Bạn cũng có thể bơi theo hướng những bọt nước. Bọt nước nổi lên phía trên và cũng có thể giúp bạn nổi lên phía trên bề mặt. Tuy nhiên hãy cẩn trọng xung quanh của bạn vì bạn có thể gặp phải những vật cứng như đá, trụ cầu hoặc thuyền, ca nô đi ngang qua với tốc độ cao. Ngay sau khi nổi lên trên mặt nước, hãy ra dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ càng sớm càng tốt.
Bước 8: Hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt
Lượng Adrenaline tồn tại trong máu sẽ khiến bạn mất đi cảm giác đau, nó sẽ khiến bạn không cảm nhận được những tổn thương bạn đang gặp phải trong quá trình thoát hiểm. Vì vậy, hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế ngay khi bạn có thể.
Rất có thể bạn sẽ chỉ có duy nhất một cơ hội để học những điều này. Đừng bỏ phí vì điều đó có thể cứu tính mạng của bạn.
(Nguồn: Internet)
Nhãn:
Khoa học
20 thg 10, 2010
Thơ vui về phái yếu
Người xưa thường nói "Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ" (nhưng đằng sau sự thất bại của người đàn ông là cả một người phụ nữ!). Hôm nay 20-10, xin chúc Phụ nữ Việt Nam luôn trẻ, khỏe, hạnh phúc!
(K98)
= = =
Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn
Vượt qua ô cửa cỏn con, văn phòng hẹp hàng ngày
Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Tới thăm dò những hành tinh mới lạ
Tài sản của các anh là những tinh cầu, là vũ trụ
Các anh biết mỏ dầu, mỏ bạc ở nơi đâu
Chính phục đại dương bằng các con tàu
Đi tới tương lai trên con đường ngắn nhất
Mỗi các anh là một nhà chính khách
Các anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia.
Biết bao điều quan trọng được đề ra
Những hiệp ước xoay vần thế giới
Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây
Gạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủ
Đầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búa
Những quả cà, mớ tép, rau dưa
Đối với Nít và Kăng, những siêu nhân nay và xưa
Xin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạng nhất
Chúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt
Sắm cho con đôi dép tới trường
Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răng
Lo đan áo cho chồng con khỏi rét...
Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất.
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...
Nếu không có ví dụ chúng tôi đây
Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống
Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc
Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn
Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông
Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét
Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết
Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn
Ai sẽ là người sinh ra những đứa con
Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát.
Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học... hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên
Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi,
Lời rong rêu chưa ai biết bao giờ
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo
Nhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạo
Chắc chắn buổi chiều anh không có cơm ăn.
Vài đoạn thơ vui nhân dịp ngày xuân
Đùa một chút xin các anh đừng giận
Thú thực là chúng tôi cũng không sống được
Nếu không có các anh, thế giới chỉ đàn bà.
1986
(K98)
= = =
Thơ vui về phái yếu
(Xuân Quỳnh)
Xuân Quỳnh (Nguồn: NXD sưu tầm) |
Vượt qua ô cửa cỏn con, văn phòng hẹp hàng ngày
Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Tới thăm dò những hành tinh mới lạ
Tài sản của các anh là những tinh cầu, là vũ trụ
Các anh biết mỏ dầu, mỏ bạc ở nơi đâu
Chính phục đại dương bằng các con tàu
Đi tới tương lai trên con đường ngắn nhất
Mỗi các anh là một nhà chính khách
Các anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia.
Biết bao điều quan trọng được đề ra
Những hiệp ước xoay vần thế giới
Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây
Gạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủ
Đầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búa
Những quả cà, mớ tép, rau dưa
Đối với Nít và Kăng, những siêu nhân nay và xưa
Xin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạng nhất
Chúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt
Sắm cho con đôi dép tới trường
Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răng
Lo đan áo cho chồng con khỏi rét...
Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất.
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...
Nếu không có ví dụ chúng tôi đây
Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống
Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc
Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn
Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông
Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét
Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết
Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn
Ai sẽ là người sinh ra những đứa con
Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát.
Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học... hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên
Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi,
Lời rong rêu chưa ai biết bao giờ
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo
Nhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạo
Chắc chắn buổi chiều anh không có cơm ăn.
Vài đoạn thơ vui nhân dịp ngày xuân
Đùa một chút xin các anh đừng giận
Thú thực là chúng tôi cũng không sống được
Nếu không có các anh, thế giới chỉ đàn bà.
1986
Nhãn:
VH-NT
Để lâu câu sai hóa...đúng
Trước đây, khi còn xài Facebook, nhiều lúc tôi phải ngồi đọc đi đọc lại năm lần bảy lượt mới hiểu nổi một câu của các bạn trẻ viết theo kiểu...gì đó mà tôi không định nghĩa được. Tôi thường hay "nhắc nhở" chuyện này và chắc cũng đã làm mếch lòng không ít bạn :). Mong các bạn thông cảm cho tôi, khi nào trong đời các bạn gặp cảnh phải ngồi đổ mồ hôi hột xử lý một việc gì đó mà nó bắt nguồn từ "lỗi kĩ thuật" của một câu chữ trong văn bản thì chắc hẳn các bạn sẽ hiểu tôi hơn!
Tôi biết Gs Nguyễn Đức Dân khi tôi học môn "Tiếng Việt thực hành" thời đi học ở Đại cương. Thời ấy sách của ông là giáo trình chính của môn học này. Hì hì, nhắc lại mới nhớ, học môn này tôi mới thấy mình xài Tiếng Việt sai....tùm lum (giờ cũng vậy), dù tôi biết là Tiếng Việt của tôi không đến nỗi tệ lắm so với mặt bằng chung của mọi người. Sau này đi làm, lúc viết văn bản, thỉnh thoảng bị bí tôi cũng lật lại sách của ông ra mà tra. Hôm nay tình cờ đọc được bài viết này của ông trên Sài gòn tiếp thị online, tôi mang về đây, bạn nào quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ thì đọc chơi (rồi xem thử coi hồi đó giờ mình hiểu có đúng chưa về những vấn đề ông đề cập ở đây không nhé)!
K98
= = =(SGTT.VN) - Nhà ngôn ngữ học người Pháp gốc Thuỵ Sĩ Charles Bally viết: “Ngôn ngữ ngày mai được chuẩn bị trong một loạt những cái sai của ngôn ngữ ngày hôm nay”. Điều này có nghĩa là những cách nói sai hiện nay nếu không phê phán, quyết liệt ngăn cấm kịp thời thì sẽ trở thành những cách nói đúng trong tương lai!
Sai từ thừa chữ...
Ví dụ: cách nói “chiếc đồng hồ mới cứng” hiện nay được coi là đúng. Ấy thế nhưng cách đây 40 năm nó bị coi là sai, vì lúc đó “mới cứng” chỉ dùng cho tiền giấy bạc mới in, còn cứng. Một ví dụ khác: cách nói “Hỗ trợ cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn” hiện nay được coi là bình thường. Trước đây, đó là cách nói sai. Vì hỗ là lẫn nhau, là từ hai phía, hỗ trợ là sự giúp đỡ nhau từ hai phía. Lẽ ra phải nói “trợ giúp/giúp đỡ cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn”.
Ngay từ đầu những cách nói sai mới cứng, hỗ trợ không bị phê phán, uốn nắn nên dần dần được nhiều người dùng, kết cục thành cách nói được xã hội chấp nhận.
Những từ ngữ sai bắt nguồn từ quy định của cơ quan công quyền thì hết cách sửa, vì nó đã thành thuật ngữ của một khái niệm pháp lý. Ví dụ: xe môtô có dung tích xilanh trên 50cm3 thì ngành công an gọi là “xe phân khối lớn”. Mọi người phải chấp nhận thuật ngữ này, dù học trò tiểu học cũng biết rằng không có khái niệm phân khối lớn và phân khối nhỏ. Bây giờ không ai sửa được cái từ ngữ “xe phân khối lớn” vô nghĩa về khái niệm này nữa!
Dùng từ ngữ dư thừa cũng là sai. Chúng ta nêu ở đây một kiểu dư thừa rất hay gặp trong cấu tạo từ ghép có một yếu tố Hán – Việt và nay đã thành “đúng”: cây đại thụ, đường quốc lộ, người nông dân…
Từ Hán – Việt thụ là cây. Thế nên cách nói “Ông là một cây đại thụ trong giới sử học” là dư, nhưng cách nói này hiện nay được coi là đúng. Và đúng tới mức không thể bỏ từ cây. Còn câu “Ông là một đại thụ trong giới sử học” lại bị coi là không bình thường (!). Từ Hán – Việt nông dân là “người lao động sống bằng nghề làm ruộng” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Vậy thì “người nông dân” cũng là dư. Những cách nói dư này đã trở thành bình thường đến nỗi đã đi vào cả thơ văn. Trong bài Viếng bạn, Hoàng Lộc viết: “Hôm qua còn theo anh/ Đi ra đường quốc lộ/ Hôm nay đã chặt cành/ Đắp cho người dưới mộ”.
Vậy là câu dư để lâu cũng thành đúng!
... đến sai cả cụm, cả câu
Có những kiểu câu sai ngữ pháp nay cũng thành đúng. Năm 1975, trong mục Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên báo Nhân Dân, nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Thản với bút danh Vương Thịnh đã viết về một loại lỗi ngữ pháp “Qua thực tế, cho thấy…” Kiểu lỗi này được nhiều nhà ngôn ngữ học tiếp tục thảo luận với tên gọi “sai về trạng ngữ”, nhưng không được xã hội và nhất là các cơ quan truyền thông và công quyền lên án mạnh mẽ nên nó tiếp tục được “duy trì” và nay thành căn bệnh khó chữa. Trên các trang báo, trong các bài viết, xuất hiện không hiếm những câu như “Theo khảo sát mới đây của các nhà nghiên cứu, cho thấy nạn tự tử ở Nhật Bản ngày càng…” (Chào buổi sáng, VTV1, 14.9.2010)
Thành ngữ “Chân đăm đá chân chiêu” nói về dáng đi của người say rượu chân phải đá chân trái. Ngày nay không mấy người biết tiếng Việt cổ: đăm là phải, chiêu là trái như trong tục ngữ “tay chiêu đập niêu không vỡ”. Nhưng từ “chiêu” gần âm với từ “xiêu”, người ta liên tưởng tới hình ảnh người say thì đi xiêu vẹo, lảo đảo. Thế là thành ngữ trên được nhiều người nói thành “chân nam đá chân xiêu”.
Khi một lỗi sai, một lỗi dư thừa nào đó trở nên phổ biến thì chúng ta hãy dè chừng: chúng dễ trở thành những từ đúng trong tương lai. Một kiểu nói sai, nếu để lâu từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà càng về sau thì những người rõ cội nguồn (etymology) của nó càng ít đi nên họ dễ lầm tưởng là đúng.
Phải phát hiện “tế bào lạ”
Những từ ngữ sai nào dễ được chấp nhận? Đó là những từ ngữ sai có điểm tựa là “cơ sở lôgic về nghĩa”, là “từ nguyên dân gian” có vẻ hợp lý.
Chiều 9.7.1995, một nhân viên toà soạn báo nọ hỏi tôi, viết xán lạng hay sáng lạn mới đúng? Tôi cười: “Cả hai, mỗi cách viết đều sai một nửa, đúng một nửa”. Một mặt, do không biết gốc của xán lạn nên nhiều người liên tưởng tới ánh sáng, tới sáng sủa, sáng rực rỡ trên những ngọn núi cao, cuối cùng đã viết xán lạn thành sáng lạn. Mặt khác, ngoại trừ xán lạn, trong tiếng Việt không còn từ nào mà tiếng thứ hai là lạn, trong khi đó từ lạng là một đơn vị trọng lượng thì gặp hàng ngày. Ấy thế là xán lạn thành xán lạng!
Chiều 16.5.1999, trên đài truyền hình Trung ương, nhạc sĩ HK giới thiệu về chèo giảng giải: nếu hát chèo có dở nhưng có tiếng trống đệm hay, thì sẽ cứu vãn được cho ca sĩ, đó là vụng chèo khéo... trống (!). Người Nam bộ có hát chèo đâu mà thành ngữ này vẫn dùng rất phổ biến? Thực ra trong “vụng chèo khéo chống”, hai từ chèo, chống liên quan đến mái chèo và cây sào, nghĩa đen của thành ngữ này nói về chuyện đi lại trên sông nước, còn nghĩa bóng lại là “làm thì dở, kém nhưng lại khéo biện bạch, chống chế”.
Tiếng Việt có cách nói đơn giản “xe cộ đi lại”, “những phương tiện đi lại trên đường”. Nhưng trong chương trình Chào buổi sáng của VTV1 và báo chí nói chung, cách nói này bị thay bằng một cụm từ Hán – Việt dài gấp đôi: “xe cộ tham gia giao thông”, “những phương tiện tham gia giao thông trên đường”. Trong hầu hết các trường hợp, có thể thay “tham gia giao thông” bằng “đi lại”. Cơ quan truyền thông đừng làm tiếng Việt dở đi!
Con đường của một câu sai thành đúng như sau: Một cách nói A lúc đầu bị coi là sai. Do không sửa ngay, dần dần A trở thành cách nói tranh chấp với cách nói B vốn được coi là đúng. Tế bào lạ A này dần dần chiếm ưu thế và đẩy B trở thành cách nói “cổ” ít dùng. Cuối cùng, A hoàn toàn thắng thế và trở thành chuẩn mới.
Một khi những cách dùng sai đã trở thành đúng thì các nhà ngôn ngữ học không thể áp đặt kiểu “nói đúng phải là…”, bởi lúc đó người ta không theo nữa. Dạy con từ thuở còn thơ. Lỗi sai cũng phải được nghiêm khắc phê phán ngay từ lúc chúng mới bơ vơ vào tiếng Việt!
GS Nguyễn Đức Dân
Nhãn:
VH-NT
18 thg 10, 2010
Cây làm sạch khí trong nhà
Chỗ làm việc của tôi gồm cả chục cái máy tính, trong đó đa số là máy chủ chạy suốt ngày đêm nên tỏa nhiệt nóng và khô rất khó chịu, dù ngoài trời nhiệt độ đã xuống khá thấp. Làm việc bị bí nên trong lúc ngồi ngó trời ngó đất tôi chợt để ý đến chậu xương rồng đặt kế bên và nhớ đến bài viết này của Nguyễn Tiến Zũng mà tôi đã đọc trước đây. Tác giả nói về các khí độc giải phóng ra từ những vật dụng, hóa chất trong nhà và những cây (cảnh) trồng có khả năng hấp thu chúng. Mấy ngày nay cũng có nhiều chuyện liên quan đến hóa chất và sức khỏe con người lởn vởn trong đầu nên tôi tìm và copy lại bài này đưa lên đây, bạn nào có nhã hứng thì đọc chơi, ít ra cũng biết thêm một vài điều liên quan đến sức khỏe trong cuộc sống hằng ngày.
--------------------------(Nguyễn Tiến Zũng)
Tôi có bỏ ra khá nhiều thời gian tìm hiểu về vấn đề dùng cây làm sạch không khí trong nhà, cho nhu cầu bản thân (mua cây về làm sạch khí nhà mình). Viết lại đây một số thông tin cho khỏi quên, và hy vọng giúp mọi người làm sạch không khí trong nhà để có sức khỏe tốt hơn.
Không khí trong nhà có nhiều chất độc, bay ra từ các đồ đạc hay việc sử dụng các thứ (khói thuốc lá, khói hương, bếp gaz, sơn tường, đồ nhựa, bột giặt, chất bảo quản gỗ, chất bảo quản da, đồ xây dựng, chất thải, v.v.). Ngoài khí độc còn có sóng độc, chủ yếu là sóng điện từ phát xạ từ các máy móc như TV, màn hình máy tính, máy vi sóng, điện thoại di động, v.v.Cây xanh trồng trong nhà có tác dụng hút các khí độc, làm sạch không khí trong nhà, và ngoài ra có cây có thể làm giảm ảnh hưởng của các sóng độc.
Các nước như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, v.v. có các chương trình nghiên cứu về cây làm sạch không khí trong nhà. Chương trình ở Pháp gọi là Phyt’air.
Trung bình cứ khoảng 9m2 diện tích nhà thì nên có ít nhất 1 cây xanh nhỏ trồng trong nhà, và nên có nhiều loại cây khác nhau trong nhà, vì chúng sẽ bổ sung cho nhau trong việc hút khí độc (mỗi cây thích hợp nhất cho việc hút một số loại khí độc), và các cây khác nhau cũng đòi hỏi điều kiện về ánh sáng và độ ẩm khác nhau, thích hợp cho những chỗ khác nhau trong nhà.
Về chất độc trong không khí: có rất nhiều loại chất khí độc trong nhà khác nhau, trong đó phổ biến nhất là (tên tiếng Pháp):
- Benzène (benzene, benzol, C6H6, Ph-H): không màu, là một thành phần của dầu hỏa, có nhiều trong các sản phẩm hóa học (nhựa, cao sụ nhân tạo,v.v.). Chất này được công nhận là gây ung thư.
- Formaldéhyde (formol):cũng được công nhận là gây ung thư. Có nhiều trong khói thuốc.
- Monoxide de carbonne (CO): bếp ga, bình đun nước bằng ga hay thải ra chất này
- Ammoniac: xuât hiện nhiều trong bếp và nhà tắm. gây khó chịu cho hệ thống hô hấp
- Pentachlorophénol (PCP): có trong hóa chất bảo quản gỗ & diệt nấm. gây ung thư
- Toluène: có trong sơn, cire, vernis, … gây ung thư
- Xylène: có trong các sản phẩm như sơn, vernis, hóa chất để lau chùi, thuốc diệt sâu. gây ung thư
- Trichloroéthylène: chất dùng làm solvent, ví dụ trong giặt khô. Nó có thể dẫn đến loạn nhịp tim và mê man. Gây ung thư, làm rối loạn hormon.
Nói chung, cây xanh nào cũng có tác dụng hút khí độc. Nhưng mức độ hút các loại khí độc của các cây khác nhau có khác nhau. Dưới đây là một số cây xanh trồng trong nhà phổ biến nhất, xếp theo thứ tự ABC theo tên gọi thông tục ở Pháp, kèm theo các tên gọi khác:
- Aglaonema: gốc Malaisia, thích chỗ râm, không chịu được ánh sáng mạnh. Mùa hè có thể phun nước lên lá, mùa đông chỉ cần ít nước (tưới không quá 1 lần 1 tuần). Hiệu nghiệm hút toluène (92%), benzène (48%).
- Aloe vera (aloes; ở VN cũng có cây này, nhưng tôi không nhớ tên): gốc châu Phi, có tác dụng y học (chữa bệnh ngoài da như eczema, bệnh tiêu hóa, tác dụng kháng sinh, v.v.), chứa nhiều vitamin (A,B,E,…) và nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể người. Hiệu nghiệm hút monoxide de carbonne và các chất độc như formaldéhyde (90%), benzene và toluène & một số chất gây dị ứng khác. Thích chỗ nửa sáng nửa râm. Mùa đông cần rất ít nước (đất mà nhiều nước quá có thể làm thối cây). Để nhân giống, đợi cây mọc ra nhánh con, rồi tách nó ra, để khô vài hôm, cắm xuống đất, sẽ mọc lên thành cây.
- Arbre de jade (crassula): cây này cũng có tác dụng làm giảm các sóng điện từ có hại cho sức khỏe. Có thể đặt ở bếp hay phòng tắm để hút ammoniac. Loại cây sa mạc, hợp với nhiều nắng và ít nước, không nên tưới nhiều.
- Arbre ombelle (schefflera): gốc Australia, hút được nhiều formaldéhyde, xylène và benzène, thích chỗ râm, cần nước khá nhiều vào mùa hè và rất ít vào mùa đông.
- Aréca (palmier d’arec, cây cọ Arec): hút toluène, xylène, và formaldéhyde. Thích có nhiều ánh sáng.
- Azalé (rhododendron simsii): hút ammoniac, và ngoài ra hút xylène và formaldéhyde. Gốc châu Á. Thích ẩm và nhiều ánh sáng. Mùa hè nên thường xuyên mang ra ngoài trời, để ở chỗ râm.
- Bégonia: gốc nhiệt đới, thích ẩm và ánh sáng (nhưng không thích tia mặt trời trực tiếp), có thể để trong các phòng, gần cửa sổ. Hút formaldéhyde.
- Cactus (xương rồng). Làm giảm tác hại của các phát xạ từ các máy móc như TV, máy tính, … Những người bị nhức đầu vì làm việc với máy tính nhiều tìm lại thăng bằng cơ thể nhờ đặt xương rồng chỗ làm việc.
- Carnet des muets (dieffenbachia): gốc Nam Mỹ, lá to, có thể cao 3m trong môi trường tự nhiên, nhưng trong nhà chỉ cao 1m. Hút formaldéhyde, toluène và xylène với tốc độ chậm, nhưng vì lá to nên hút cũng được nhiều. Cần nhiều ánh sáng, nhưng tránh tia mặt trời trực tiếp nếu không lá sẽ bị vàng. Thích ẩm và nóng.
- Dragonier (dracaena marginata): gốc nhiệt đới, không cần nhiều ánh sáng nhưng thích ẩm, hút được tốt phần lớn các chất độc kể trên (trừ ammoniac và PCP ?). Đặc biệt hiệu nghiệm hút benzene (78%), formaldéhyde (66%). Có một số loại drecaena khác, ví dụ như dracaena fragrans, cũng tương tự.
- Ficus (cây si ?): có nhiều loại ficus khác nhau, như ficus benjamina, ficus alii, ficus danielle, ficus elastica, v.v. Chú ý là khi cây ficus đang thích hợp với chỗ nào rồi, thì tránh chuyển chỗ nó, vì nó sẽ bị rụng lá trong những ngày sau khi chuyển chỗ. Tác dụng hút formaldéhyde và nhiều chất độc khác. Thích ánh sáng. Tưới nước vừa phải, không nhiều.
- Fleur de lune (spathiphyllum, cây hoa trăng). Cây này dễ trồng, không cần nhiều ánh sáng, và hút được nhiều chất độc, trong đó có benzene, ammoniac, trichloroéthylène, xylène. Có thể để khắp nơi. Khi nó mọc nhiều ra, có thể tách ra trồng bớt sang chậu/bình khác. Không thích lạnh, thích hợp trong nhà hơn là ngoài trời. Muốn nó nở nhiều hoa thì đem ra chỗ có nhiều ánh sáng và bón phân.
- Fougère de Boston (nephrolepsis): cây chống formaldéhyde hiệu nghiệm nhất, và cũng chống xylène. Cần ánh sáng vừa phải, tưới nước thường xuyên.
- Gerbera (hoa đồng tiền): hút nhiều khí độc. Gốc châu Phi, thích nhiều ánh sáng và ẩm. Có thể sống qua mùa đông nếu tránh lạnh (không để ngoài trời nơi lạnh). Hoa đồng tiền có lá to. Có nhiều cây có hoa cũng tương tự hoa đồng tiền, nhưng lá nhỏ hơn, thì không tốt bằng cho việc hút khí độc.
- Langue de belle mère (sanseveira, lưỡi mẹ ghẻ): không hiệu nghiệm lắm cho việc hút chất độc, nhưng có tác dụng trang trí nữa
- Langue de feu (anthurium, langue de beuf, cây hồng môn): cây này có tác dụng trang trí cao, thường hoa đỏ 1 cánh nên gọi là cây “lưỡi lửa”, hay còn gọi là cây “hạc hồng” (flamant rose) (nhưng cũng có loại anthurium có hoa màu khác). Cần nhiều ánh sáng và độ ẩm cao (tưới nhiều nước). Hút nhiều chất khí độc.
- Liane du diable (eprinemnum aureus, scindapsus aureus, scindapsus doré, arum grimpant, golden pothos): hút monoxide de carbonne rất hiệu nghiệm (75%), ngoài ra hút các chất khác như benzène, toluène, formalhélyde. Đây là cây nhiệt đới, thích ẩm. Thích chỗ nhiều ánh sáng.
- Lierre (hedera helix): cây này hay mọc ở bờ rào (mọc dại rất nhiều), nhưng cũng có thể đem vào trồng trong nhà, dễ trồng. Có thể để ở các chỗ khác nhau như hành lang, bếp, nhà tắm, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc. Hút các chất: benzene, formaldéhyde, trichloroéthylène, monoxide de carbonne, toluène.
- Philodendron (delicious monster, hay còn gọi là cheese tree, vì lá của nó có lỗ như phó mát Thụy Sĩ): lá to, rất tốt cho việc hút formaldéhyde (hút được 86% từ không khí). Cây này còn thở ra nhiều hơi nước, tốt cho các phòng nào bị khô. Cần tưới nhiều nước. Không cần nhiều ánh sáng. Trong điều kiện tự nhiên mọc trong rừng nhiệt đới có thể cao trên 10m, và ra quả có thể ăn được.
- Plante araignée (cây nhện, chlorophythum): Cành mọc loằng ngoằng nên được gọi là cây con nhện. Rất khỏe hút các chất độc như benzene, ammoniac, toluène, monoxide de carbonne, formaldéhyde, v.v. Đặc biệt nên để trong bếp và nhà tắm, nhưng cũng có thể để trong các phòng khác. Mùa đông không nên tưới nhiều nước. Mùa hè thích nhiều nước. Để nhân cây, có thể lấy 1 “con nhện” (một cành dài mọc ra từ thân cây) nhúng vào nước, sẽ mọc rễ. Thích chỗ râm.
- Plante paon (calathea): gốc Nam Mỹ, lá trông như đuôi con công nên có tên gọi là cây con công, thích chỗ râm và ẩm, chẳng hạn như trong phòng tắm. Hút ammoniac và formaldéhyde.
- Yucca: dễ trồng (resistant), thích ánh sáng, hút được nhiều chất độc: CO, benzène, ammoniac, v.v.
Xem thêm:http://www.lherbivore.com/plantes_depolluantes.html
http://www.bioxygene.com/quelleplantechoisir.aspx
Nhãn:
Khoa học
12 thg 10, 2010
Thư gửi mẹ
(Sergei Yesenin)
Sergei Yesenin (1895-1925) was one of the most popular and well-known Russian poets of the 20th century (Wikipedia). Hồi xưa khi dạy tới bài này tôi nhớ cô Hoa có nhắc hai câu thơ nổi tiếng của ông:
Mẹ có còn đó chăng thưa mẹ?
Con vẫn còn đây. Xin chào mẹ của con!
Ánh sáng diệu kì những tia nắng hoàng hôn
Xin cứ tỏa trên mái nhà của mẹ.
Người ta viết cho con rằng mẹ
Phiền muộn lo âu quá đỗi về con
Rằng mẹ thường đi đi lại lại trên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát.
Trong bóng tối buổi chiều hôm xanh ngắt
Mẹ mãi hình dung một cảnh tượng hãi hùng
Có kẻ nào vừa đâm trúng tim con
Giữa quán rượu ồn ào loạn đả.
Mẹ thân yêu! Xin mẹ cứ yên lòng
Đó chỉ là cơn nặng nề mộng mị
Con có đâu be bét rượu chè
Đến nỗi chết mà không nhìn thấy mẹ.
Con vẫn như xưa đằm thắm dịu dàng
Vẫn như xưa chỉ một niềm mong ước
Sớm thoát khỏi nỗi chán chường buồn bực
Để trở về với mái nhà xưa.
Con sẽ về khi nào độ xuân sang
Mảnh vườn ta cây đâm cành nảy lộc
Chỉ có điều, mẹ nhé, mỗi ban mai
Đừng gọi con như tám năm về trước
Đừng thức dậy những ước mơ đã mất
Đừng gợi chi những mộng đẹp không thành.
Đời con nay đã thấm nỗi nhọc nhằn
Đã sớm chịu bao điều mất mát.
Cũng đừng dạy con nguyện cầu. Vô ích!
Nẻo về xưa đã khép lại rồi.
Chỉ mẹ là nguồn vui, ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
Hãy quên đi những lo âu, mẹ nhé,
Đừng buồn phiền quá đỗi về con
Mẹ chớ đi đi lại lại trên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát./.
Sergei Yesenin (1895-1925) was one of the most popular and well-known Russian poets of the 20th century (Wikipedia). Hồi xưa khi dạy tới bài này tôi nhớ cô Hoa có nhắc hai câu thơ nổi tiếng của ông:
"Chết trên đời chẳng có gì là mới
Sống trên đời cũng chẳng mới gì hơn"
Source: Internet |
Mẹ có còn đó chăng thưa mẹ?
Con vẫn còn đây. Xin chào mẹ của con!
Ánh sáng diệu kì những tia nắng hoàng hôn
Xin cứ tỏa trên mái nhà của mẹ.
Người ta viết cho con rằng mẹ
Phiền muộn lo âu quá đỗi về con
Rằng mẹ thường đi đi lại lại trên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát.
Trong bóng tối buổi chiều hôm xanh ngắt
Mẹ mãi hình dung một cảnh tượng hãi hùng
Có kẻ nào vừa đâm trúng tim con
Giữa quán rượu ồn ào loạn đả.
Mẹ thân yêu! Xin mẹ cứ yên lòng
Đó chỉ là cơn nặng nề mộng mị
Con có đâu be bét rượu chè
Đến nỗi chết mà không nhìn thấy mẹ.
Con vẫn như xưa đằm thắm dịu dàng
Vẫn như xưa chỉ một niềm mong ước
Sớm thoát khỏi nỗi chán chường buồn bực
Để trở về với mái nhà xưa.
Con sẽ về khi nào độ xuân sang
Mảnh vườn ta cây đâm cành nảy lộc
Chỉ có điều, mẹ nhé, mỗi ban mai
Đừng gọi con như tám năm về trước
Đừng thức dậy những ước mơ đã mất
Đừng gợi chi những mộng đẹp không thành.
Đời con nay đã thấm nỗi nhọc nhằn
Đã sớm chịu bao điều mất mát.
Cũng đừng dạy con nguyện cầu. Vô ích!
Nẻo về xưa đã khép lại rồi.
Chỉ mẹ là nguồn vui, ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
Hãy quên đi những lo âu, mẹ nhé,
Đừng buồn phiền quá đỗi về con
Mẹ chớ đi đi lại lại trên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát./.
Nhãn:
VH-NT
9 thg 10, 2010
Mắm còng
Bữa nay cuối tuần, đọc được bài viết này trên SGTT online, nhớ đến những kí ức ngày xưa nên tôi viết ra mấy dòng này, dù văn mình dở ẹc. Tôi thật sự cảm ơn tác giả đã viết về mắm còng, một "đặc sản" của miền hạ Cần Giuộc (và vài nơi khác như trong bài báo đã nêu), nhưng có vẻ như tác giả đang ở...Sài Gòn viết về mắm còng, hoặc chí ít cũng không rõ lắm về miền hạ Cần Giuộc.
Tôi nhớ không lầm thì ở mình có hẳn một bài ca nói về Cần Đước, tôi không nhớ nổi tên gì, nhưng trong đó hình như có nhắc đến mắm còng (vào thơ ca đàng hoàng nghen!) . Cũng có thể tác giả sống ở nơi khác (Cần Đước, Gò Công,...) nên phong tục, tập quán khác nhau hỏng chừng, chuyện ẩm thực thì mỗi nơi mỗi khác. Cho nên, trong bài này tôi sẽ bám theo bài viết của tác giả để làm rõ thêm về những chuyện liên quan đến còng, mắm còng dưới cái nhìn của một người ở xứ...còng (miền hạ Cần Giuộc)!
Tác giả nói "Trong những bữa cơm nghèo của người miền hạ không thể thiếu những món còng rang muối, còng xối mỡ, còng nấu canh tập tàng, còng chiên bột, làm mắm chua". Hì hì, làm gì mà làm luôn một series còng vậy! Ở miền hạ nghèo khó thiệt, nhưng nhà nào mà ăn cơm với còng như vậy thì đúng là...tệ như vợ thằng Đậu! Ở quê, chỉ cần xách đục xuống ruộng (rẫy) một hồi là có đủ thứ cá tôm để ăn, ai mà ăn còng kiểu đó :).
Lan man quá, thôi giờ vô mắm còng. Thực ra còng để làm mắm thường là còng quều chứ không phải còng lửa (vì loại này khó bắt). Còng quều bự con nên nhiều thịt và chắc hơn. Còn nữa, ăn bún riêu thì thường người ta dùng mắm ruốc (hay mắm tôm?) chứ ai lại bỏ mắm còng bao giờ! Về mặt trình bày, tôi thấy cái hình ở dưới cũng chưa thể hiện được cái riêng của món mắm còng. Ở miền hạ, mắm còng thường được ăn với cà dĩa (trái màu trắng, tròn tròn, google chắc có hình). Cà xắt dọc từng lát mỏng, chấm với chén mắm còng có dầm chút ớt và me. Món này thường ăn với cơm nguội thì mới thấy được cái vị hay của mắm còng (nên ai "xấu bụng" thì cẩn thận). Không những dùng để ăn cơm mà mắm còng còn được dùng để ăn chơi nữa. Ngày xưa, nhưng trưa hè nắng nóng, mấy anh chị em, dì cháu chúng tôi hay chụm nhau lại quanh mấy trái xoài tượng chấm với chén mắm còng dầm chút ớt hiểm, vừa ăn vừa hít hà. Nghĩ tới không mà đã chảy nước miếng!
Nói tới còng mà không nhắc đến món gỏi còng nữa thì coi như mất hết một nửa. Còng (quều) làm sạch, bỏ chân và mai đi. Nếu bắt còng vào một số ngày nào đó trong tháng (tôi không biết) thì còng có gạch, sẽ ngon hơn. Còng để ráo nước rồi đem chiên cho vàng, vừa đủ chín, nêm nếm chút gia vị. Chuối hột lựa cây con, chặt lấy thân, bỏ mấy lớp vỏ bên ngoài, chỉ lấy phần non bên trong và cắt lát mỏng. Cắt được phần nào thì ngâm vô nước pha chút muối (hay chanh gì đó tôi không nhớ) cho khỏi đen, vì chuối có mủ. Trộn chuối và còng lại với nhau, me dầm lấy nước cốt rưới lên, cho chút xíu đường để tạo vị chua chua ngọt ngọt, vắt lên chút rau thơm xắt mỏng và ớt, nêm nếm lại cho vừa ăn. Món này mà nhậu với rượu đế thì số một, quên đường về luôn!
------------------
http://sgtt.vn/Huong-vi-que-nha/Nho-mam/128521/Mam-cong.html
MẮM CÒNG
(Sài Gòn Tiếp Thị)
“Hò ơ… Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, về sông ăn cá, về đồng ăn cua…”
Giọng hò buồn man mác gợi lại cuộc sống nghèo, lênh đênh trên vùng sông nước của vùng hạ ven biển Cần Đước, Cần Giuộc (Long An), Cần Giờ (TP.HCM), Tân Thành - Gò Công (Tiền Giang). Người miền hạ sau những ngày mùa làm lúa, làm rẫy thường đi bắt còng bán chợ hoặc làm mắm còng đãi khách phương xa đến.
Mắm còng trên bàn ăn. Ảnh: TL SGTT |
Con còng thường sống ở vùng bãi bồi ven sông rạch của vùng nước lợ. Có nhiều loại còng: còng vôi ó một càng to một càng nhỏ, còng lửa mập chắc thịt, hai càng bén, còng quều màu gạch sậm, hai càng bằng nhau. Trong những bữa cơm nghèo của người miền hạ không thể thiếu những món còng rang muối, còng xối mỡ, còng nấu canh tập tàng, còng chiên bột, làm mắm chua. Có lẽ phổ biến nhất ở miền Tây ai cũng biết đó là mắm ba khía sử dụng còng làm mắm, đâm tỏi ớt, ăn với bún rất khoái khẩu. Nhưng đặc sản duy nhất để ăn lâu dài, đãi khách phương xa và tặng bạn bè có lẽ là món mắm còng.
Để làm mắm còng, người ta lựa con còng lửa, thịt chắc. Còng được bỏ vào rổ, vặt sạch mắt miệng, tách mai rửa sạch đất bám. Sau đó cứ 10 chén còng, một chén muối bỏ vào cối quết nhuyễn. Trong lúc quết cho thêm một ly rượu đế, xong đem phơi một hai nắng là đem vào vắt lấy nước. Nước vắt được đem phơi tiếp ngoài nắng cho đặc lại sền sệt chuyển sang màu xám tro là được. Muốn bảo quản lâu dài, người ta cho mắm còng vào lọ, keo chao trống, đậy kín.
Mắm còng là đặc sản nổi tiếng của vùng hạ Cần Đước, Cần Giuộc. Khi ăn bún riêu cua, người ta thường dùng mắm còng nguyên chất cho hương vị đậm đà. Còn cho thêm ít gia vị chanh, tỏi, ớt dùng làm nước chấm cuốn bánh tráng thịt phay thì thật đã đời.
Về rẫy ăn còng là ăn mắm còng, càng thấy đậm đà tình nghĩa quê hương Nam bộ./.
(Lê Kim)
Nhãn:
Ẩm thực
7 thg 10, 2010
Họp mặt K90 (2010)
Họp mặt Khóa 90, hè 2010.
"Xa bao nhiêu năm nay đã gặp nhau. Vui sao, nước mắt lại trào..." |
Hứa hồi tuần rồi sẽ viết vài dòng cho bài này nhưng lu bu chuyện cơm áo gạo tiền tới bữa nay mới vào được :). Nhớ có lần một người bạn hỏi tôi bộ...rảnh lắm sao mà tối ngày cứ lo chuyện trên trời dưới đất trong khi anh em cùng thời đang tung hoành ngang dọc đường công danh sự nghiệp (và gia đình)! Hì hì, tôi cũng bận tối mặt tối mày, nói theo kiểu giỡn cho vui là nhiều lúc buồn ngủ...không kịp ngáp đó chứ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vào đây tìm lại chút kỉ niệm ngày xưa và chia sẻ với nhau về cuộc sống, học tập thì cũng thú vị!
Cảm ơn tấm hình này của các anh chị khóa 90. Sau hai mươi năm, khi đa phần ai cũng đuề huề vợ/chồng con cái mà gặp nhau được như vầy thì chắc là vui không thể tả! Ngay cả chúng tôi, sau các anh chị cũng nhiều khóa, mỗi năm cũng đều đặn họp lớp một lần nhưng coi bộ càng ngày càng rơi rụng, người tham gia cứ như lá mùa thu! Còn gì vui hơn khi thầy trò cùng nhau ôn lại những kỉ niệm ngày xưa như vầy, những kỉ niệm của tuổi học trò ngây thơ (đôi khi nông nổi) đầy hoài bão, cái tuổi mà những va chạm, gai góc của cuộc đời chưa nhuốm đến và chúng ta cũng chưa thể nào hình dung ra! Với các thầy cô, tôi nghĩ chắc đây cũng là một trong những niềm hạnh phúc rất "sư phạm" của thầy cô khi gặp lại các học trò nhỏ bé ngày nào, giờ thì đa phần ai cũng thành đạt!
Nhìn cảnh gặp gỡ nồng ấm của khóa trước và các thầy cô như vầy tôi chợt nhớ đến một kỉ niệm ngày chia tay thời cuối cấp của mình. Ngày ấy có một bạn cũng thuộc loại khỉ khọn trong lớp, lúc liên hoan chúng tôi có tiết mục tặng quà cho nhau, mỗi người chuẩn bị một phần để chung một chỗ rồi sau đó cứ lần lượt bốc thăm. Lần ấy tới phiên một bạn khác trong lớp bốc nhằm quà của bạn kia thì được một gói hơi to. Sau khi hồi hộp bóc ra năm lần bảy lượt các lớp giấy gói bên ngoài thì ở trong là một miếng...gừng và mấy cục muối hột kèm theo câu "gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"! Câu này tuy phần lớn người ta hay dùng trong ngữ cảnh khác nhưng trong hoàn cảnh của chúng tôi ngày ấy không khí dường như ngừng lại, mọi người ai cũng chùng xuống! Sau đó là những lo âu của kì thi vượt vũ môn vô đại học nên mọi người cũng quên đi phần nào, lo tập trung vào việc học. Giờ đây bên bộn bề của cuộc sống, nhiều khi nghĩ lại chuyện ngày đó thấy tuổi học trò thiệt dễ thương làm sao!
Nhãn:
12A1-K98,
Cựu học sinh
Thơ Khaly Chàm
Bến phà Tân Thanh - Sông Cần Giuộc |
(Ảnh: Xuân Sơn K99)
BIỂN TẤU
(Khaly Chàm)
1.
không thể rơi xuống âm vực cuối cùng
tất cả với sự lặng im
đen đúa lũ còng cần mẫn trên bùn chạy tìm hạt cát
con cá thòi lòi trườn mình lên cây lắng nghe gió hú
bìm bịp khàn giọng kêu buồn /
âm hưởng dặm dài nguồn mạch Cửu Long
không có lời ru luồn qua khe đất nứt
Cần Giuộc ơi, nắng gieo hạt trắng cánh đồng mùa hạn!
cơn khát đếm giọt mồ hôi /
biển mặn tràn bờ
cong vòng mấy đọt cần câu /
dật dờ chiếc phao cứu cánh
dáng cá mù tăm /
miếng cơm dừa nướng dễ gì dụ được bầy tôm
khốn khó ra đi /
lầm lủi trở về
hơi thở miền quê
thị thành ngẩn ngơ con mắt
bè xòe bàn chân còn thơm mùi đất
dẫm lên ánh sáng hão huyền /
nước mắt em tôi
2.
từng ngày tiếng chim tu hú chập chờn báo mùa hạn trắng
nóng bỏng đêm uống cạn cùng sức lực đôi tình nhân
khát vọng chưa hề tồn tại trên cây lá xanh
không thanh âm lời nguyện cầu /
vành môi người đàn bà mấp máy
như con ốc mượn hồn cào nát ánh trăng /
mò mẫm kiếm tìm …
những cánh tay vươn dài tới biển
vốc bụm nước tung lên trời /
nhập hồn vào đám mây
hơi thở miền quê giục giã những ngón chân chạm khẽ niềm trắc ẩn
biết bao khúc tình ca ngủ vùi trong rơm rạ khô cằn
cỏ vàng ơi /
đừng treo lung linh bên cánh cửa lá dừa trên bờ bãi nổi!
giữa ảo ảnh trùng vây làm sao gặp được hình bóng quê nhà
khúc bi ca ngày về đối diện dung nhan tủi hổ phận người
hãy trở về /
đừng ngại ngần trước hoàng hôn đang chờ đợi
về nghe chính trái tim mình lửa bập bùng reo vui./.
Nhãn:
VH-NT
Trường Cần Giuộc
(Lý Lan)
Đồng nghiệp rủ về thăm trường cũ. Học trò cũng rủ về họp mặt lớp của tụi nó. Chương trình của học trò hấp dẫn: có phần đi tàu vô rừng sác bắt cá bắt cua, có đi ra đảo thăm nhà cổ trăm cột... Nhưng các thầy cô sau khi lượng sức mình, nhắm không kham nổi cái khoản dang nắng trên sông từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nên cắt phần đi rừng sác. Các thầy cô chỉ đi thăm đồng nghiệp và trường cũ mà thôi, còn học trò mình thì để mình thăm vào dịp khác. Phải thông cảm các thầy cô, tuy không ai chịu mình già (thầy Tuấn mới 80 tuổi, cô Vấn chỉ 68 mà thôi), nhưng đôi khi lực bất tòng tâm, cô Ly ngồi xe từ Chợ Lớn tới Cần Giuộc mà còn bị ói, thì nói chi đi tàu 5-6 tiếng đồng hồ.
Mới đi một vòng quanh trường cũ mà vừa thấy cái ghế là ai nấy mừng húm.
Đồng nghiệp rủ về thăm trường cũ. Học trò cũng rủ về họp mặt lớp của tụi nó. Chương trình của học trò hấp dẫn: có phần đi tàu vô rừng sác bắt cá bắt cua, có đi ra đảo thăm nhà cổ trăm cột... Nhưng các thầy cô sau khi lượng sức mình, nhắm không kham nổi cái khoản dang nắng trên sông từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nên cắt phần đi rừng sác. Các thầy cô chỉ đi thăm đồng nghiệp và trường cũ mà thôi, còn học trò mình thì để mình thăm vào dịp khác. Phải thông cảm các thầy cô, tuy không ai chịu mình già (thầy Tuấn mới 80 tuổi, cô Vấn chỉ 68 mà thôi), nhưng đôi khi lực bất tòng tâm, cô Ly ngồi xe từ Chợ Lớn tới Cần Giuộc mà còn bị ói, thì nói chi đi tàu 5-6 tiếng đồng hồ.
Mới đi một vòng quanh trường cũ mà vừa thấy cái ghế là ai nấy mừng húm.
Trường cũ đây. Một dãy lớp học rệu rã đến nỗi các lớp trên lầu không thể sử dụng nữa, học trò chỉ học ở các phòng tầng trệt mà trần được chống thêm cột cho khỏi sập.
Bên kia dãy lớp học này là một bức tường và bên kia bức tường là bãi tập trung rác của chợ Cần Giuộc cách đó một dãy phố.
Đối diện dãy lớp học là dãy nhà cũ được dùng làm nhà ở tập thể cho giáo viên, hồi đó mình ở phòng số 3, chung với chị Long.
Dãy nhà này đã xuống cấp khủng khiếp. Vẫn còn ba giáo viên trọ ở đó. Đây là hành lang của dãy nhà này.
Cô Dự và cô Dung hồi xưa ở cạnh phòng mình. Hai người bồi hồi đi xem lại cửa trứơc cửa sau căn phòng cũ, nhắc chuyện ngày xưa học trò đá banh bay vô phòng các cô. (Cậu học trò hồn nhiên trong lúc say sưa đuổi banh, lao theo đường banh, chạy ào vô phòng các cô kiếm trái banh.)
Cạnh phòng cô Dự là phòng cô Ly. Cô có gia đình nên được riêng một phòng. Thật ra là một lớp học cũ được ngăn vách thành ba phòng ở, mỗi phòng dành cho 2-3 giáo viên. Cô Ly đã không thể giấu được xúc động khi tất cả dấu tích còn lại trong trường làm sống lại quá khứ. Đây là cái cầu thang trước cửa phòng cô, ngày xưa có một tảng đá bên cạnh, chiều chiều con cô, bé Bi bé Bờm, thường trèo lên trèo xuống, ngồi chơi.
Cô Ly, cô Vấn, thầy Tuấn... Các thầy cô bắt đầu về dạy ở trường Cần Giuộc từ trước 1975 cho đến khi nghỉ dạy hoặc về hưu cách nay 20 năm. Các thầy cô nhận ra ngôi trường vẫn y như xưa, chỉ cũ kỹ tiêu điều hơn xưa. Mà ngôi trường có lẽ cũng đang ngắm các thầy cô và kêu thầm: Các thầy cô vẫn y như xưa, chỉ già nua chậm yếu hơn xưa...
Thực ra, lẽ ra, đây là một ngôi trường rất dễ thương.
Nhưng vì nó đã cũ quá nên nhà nước đã xây một ngôi trường khác khang trang hơn, ở ngoài thị trấn một chút. Trường mới đó chính thức là trường phổ thông trung học Cần Giuộc. Còn ngôi trường cũ trở thành trường bán công. Mình và các thầy cô cũ không ai được may mắn dạy trường mới, vì nó mới xây xong cách đây mấy năm. Nhưng tụi này cũng qua thăm trường mới cho biết, và mình chụp hình ké ngoài cổng trường lấy le.
Hôm nay trường đang chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 nên có công an gác cổng. Nghĩ mình không có công tác gì chắc không thể vào trường. Ngờ đâu anh công an nghe nói thầy cô cũ về thăm trường bèn linh động cho vô. Thầy hiệu trưởng hay tin cũng vội vã tiếp đón nồng nhiệt - thầy là người Cần Đước nên không phải học trò cũ của các thầy cô như hai hiệu phó, cũng chỉ nhận nhiệm sở sau khi các thầy cô cũ nghỉ hoặc chuyển công tác nên không biết mặt người nào, nhưng thầy vẫn niềm nở tíêp đón và hết giờ làm việc thì nhứt định mời các thầy cô cũ đi ăn trưa.
Rất nhiều giáo viên hiện đang dạy ở ngôi trường mới to lớn đẹp đẽ này từng học ở ngôi trường cũ với các thầy cô cũ. Nhân lúc nghỉ trưa, thầy trò - đồng nghiệp cũ mới gặp nhau, mừng rỡ.
Cô Ly nói nhìn ngôi trường mới cô thấy hạnh phúc, thật sự hạnh phúc.
Gợn buồn trong hạnh phúc đó là hai ngôi trường cũ mới này đang tồn tại song song hai nền giáo dục (trường cũ - bán công nhận vào những học sinh không được tuyển vào trường công - trường mới, những học sinh này thường là con nhà nghèo, ở trong đồng, xa xôi, học tập trong điều kiện thíêu thốn, thậm chí hiểm nghèo dưới nguy cơ trường sập bất cứ lúc nào.) Gợn buồn khó tan vì thực tế này tồn tại ở khắp nơi trên đất nước này và chưa biết sẽ ra sao.
Theo mình biết, người đã dốc sức vào sự hình thành ngôi trường mới là cô Loan, hiệu trưởng hồi mình còn dạy trường cũ. Hồi đó có một ông Việt kiều ở Pháp, quê Cần Giuộc, ghé thăm trường gặp cô Loan ngỏ ý muốn giúp đỡ trường, chẳng hạn tặng thiết bị hay học bỗng cho học sinh, cô Loan nói nếu muốn giúp thì giúp xây sửa ngôi trường. Ông Việt kiều nói xây trường là nhiệm vụ nhà nước, ông chỉ giúp học trò thôi. Rồi ông ra đi không trở lại. Cô Loan vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ một ngôi trường tử tế để thầy trò có thể dạy học đàng hoàng. Cuối cùng, trải bao nhiêu năm dài, với những đề nghị, đề án, những buổi lội ruộng tìm địa điểm (nơi không có mồ mã nhà ở) để xây ngôi trường bằng kinh phí nhà nước, cô dọn trường qua cơ ngơi mới, rồi về hưu.
Trong khu vườn quanh ngôi nhà cổ của cha mẹ để lại, chủ yếu để thờ tổ tiên ông bà, cô Loan dựng một gian nhà nhỏ, mở lớp dạy thêm sau khi về hưu, ngoài việc chăm sóc người mẹ trên 80 tuổi.
Theo mình biết, người đã dốc sức vào sự hình thành ngôi trường mới là cô Loan, hiệu trưởng hồi mình còn dạy trường cũ. Hồi đó có một ông Việt kiều ở Pháp, quê Cần Giuộc, ghé thăm trường gặp cô Loan ngỏ ý muốn giúp đỡ trường, chẳng hạn tặng thiết bị hay học bỗng cho học sinh, cô Loan nói nếu muốn giúp thì giúp xây sửa ngôi trường. Ông Việt kiều nói xây trường là nhiệm vụ nhà nước, ông chỉ giúp học trò thôi. Rồi ông ra đi không trở lại. Cô Loan vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ một ngôi trường tử tế để thầy trò có thể dạy học đàng hoàng. Cuối cùng, trải bao nhiêu năm dài, với những đề nghị, đề án, những buổi lội ruộng tìm địa điểm (nơi không có mồ mã nhà ở) để xây ngôi trường bằng kinh phí nhà nước, cô dọn trường qua cơ ngơi mới, rồi về hưu.
Trong khu vườn quanh ngôi nhà cổ của cha mẹ để lại, chủ yếu để thờ tổ tiên ông bà, cô Loan dựng một gian nhà nhỏ, mở lớp dạy thêm sau khi về hưu, ngoài việc chăm sóc người mẹ trên 80 tuổi.
Năm ngoái, cô dốc vốn liếng xây trên đất nhà một ngôi trường mầm non tư thục, vừa làm hiệu trưởng vừa lo cả chuyện đi chợ nấu ăn cho học sinh. Khi cô đội nón lá dẫn khách qua thăm trường, một bé học sinh ba bốn tuổi hồn nhiên nắm tay cô kêu "Bà Ba".
Sáu bảy tám chục tuổi, hẹn hò mãi mới làm được một chuyến về trường cũ, thăm người xưa. Đồng nghiệp già trẻ ngồi chuyện trò trước gian nhà - lớp dạy thêm trong khu vườn xanh êm ả. Thầy Tuấn nói thấy cô Loan như vầy là vui lắm rồi.
Nhãn:
Cựu học sinh
6 thg 10, 2010
Trường mới bây giờ
Và đây là một số hình ảnh của Trường mới, nằm trên quốc lộ 50, đường về Cần Đước, qua khỏi nghĩa trang liệt sĩ chút xíu.
Nhãn:
Cựu học sinh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)