Tôi thuộc loại lẩu thập cẩm nên nhạc đỏ, nhạc vàng, hay cải lương gì tôi cũng làm tuốt hết [vì dở tệ như nhau :)], trừ..."nhạc trẻ". Nhiều khi có dịp tụm năm tụm ba hay đi karaoke thì tôi cũng "Bạch Thu Hà ơi, Bạch Thu Hà hỡi" mà không hề biết là nhân vật chính trong tình sử nổi tiếng này có liên quan đến Võ Tánh. Ngoài ra, trong tuồng này, nghệ sĩ hay phục trang kiểu cổ nên tôi cũng tưởng soạn giả Viễn Châu viết vở này dựa trên một tích nào đó bên Tàu. Ai dè, bài này...Việt Nam từ đầu tới cuối :)
*******
(Nguyễn Phấn Đấu)
Người dân đồng bằng nào mà không biết bài ca cổ “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà” của soạn giả Viễn Châu. Cách đây hơn 40 năm, khi bắt đầu biết đọc chữ, tôi đã dùng mấy đồng tiền ăn quà để mua tờ giấy in bài ca cổ này bày bán trên nền chợ trước trường học. Tôi đã thuộc lòng và thỉnh thoảng lại hát bài ca nói về chuyện tình bi tráng đẹp như cổ tích của Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà.
Tôi cứ nghĩ, đây là tích truyện Tàu nào đó thuộc đời Tống, đời Đường, giống như Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Lữ Bố - Điêu Thuyền…Cho tới một lần, tôi về Gò Công (Tiền Giang), ghé thăm miếu thờ Võ Tánh và thú vị biết rằng câu chuyện Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà rất gần gũi với đất đồng bằng quê mình.
Miếu thờ Võ Tánh…
Từ thị xã Gò Công đi về hướng biển vài cây số là đến ấp Gò Tre – xã Long Thuận – thị xã Gò Công. Bên vệ đường, cạnh gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giữa khu vườn cây dại mọc um tùm là ngôi miếu nhỏ dột nát, rêu phong, đó là: di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh – Miếu thờ Hoài Quốc Công Võ Tánh, thân sinh của chàng trai Võ Đông Sơ trong câu chuyện tình của bài ca cổ nói trên. Võ Tánh sinh năm 1768, quê gốc ở làng Phước Tỉnh thuộc tỉnh Trấn Biên (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu). Cha mẹ mất sớm, Võ Tánh cùng với người nhũ mẫu trôi dạt về vùng Gò Công ngày nay. Lớn lên, Võ Tánh trở thành chàng trai khỏe mạnh, giỏi võ và gan dạ, đã tập hợp thanh niên trong vùng thành lập “đoàn quân nghĩa dõng” chuyên trấn áp trộm cướp, giữ an lành cuộc sống cho người dân Gò Công.
Võ Tánh đã giương cờ phò Chúa Nguyễn Phúc Ánh, được Chúa gả em gái là công chúa Ngọc Du. Trong cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh – Tây Sơn, Võ Tánh lập nhiều công trạng, được Nguyễn Ánh giao trấn thủ thành Bình Định. Đến khi quân Tây Sơn bao vây thành, biết không thể đương đầu, Võ Tánh gửi thư cho quân Tây Sơn xin đừng tàn sát binh sĩ và tự thiêu trên tường thành (ngày 7.7.1801). Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua đã truy tặng Võ Tánh là “Dực vận Công thần Thái úy Quốc công”. Về sau Vua Minh Mạng truy phong Võ Tánh là Hoài Quốc Công. Sau khi Võ Tánh qua đời, người dân Gò Công đã lập miếu thờ để ghi nhớ công ơn của ông đối với vùng đất này. Hàng năm vào các ngày 26 và 27 tháng 5 âm lịch, người dân Gò Công tổ chức cúng Võ Tánh khá tươm tất. Năm 2005 miếu thờ Võ Tánh được công nhận Di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh.
Tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà
Vào khoảng đầu thập niên 1960, ở Sài Gòn xuất hiện cuốn sách nhỏ (có hình minh họa) viết về tình sử Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà. Cuốn sách ghi rõ: Võ Đông Sơ là con của Hoài quốc Công Võ Tánh và công chúa Ngọc Du; Bạch Thu Hà là con quan Tổng trấn Tây Thành. Sau khi Võ Tánh và Ngọc Du lần lượt qua đời, Võ Đông Sơ sống với người chú ruột tại Bình Định. Khi Triều đình mở khoa thi để chọn tướng tài dẹp giặc ngoài biển Đông, Võ Đông Sơ lên đường ứng thí. Dọc đường, chàng trai họ Võ đã ra tay đánh cướp cứu tiểu thư Bạch Thu Hà trên đường đi lễ chùa gặp nạn. Dưới ánh trăng rằm, bên ngôi cổ tự, hai người đã thề nguyện chuyện trăm năm, hẹn ước về một cuộc trùng phùng…Sau đó Võ Đông Sơ thi đỗ và lãnh quân đi dẹp giặc. Ở nhà Bạch Thu Hà bị gia đình bắt phải lấy chồng nên đã bỏ trốn khỏi nhà, thân gái phiêu bạt với nhiều gian truân. Khi hay tin Võ Đông Sơ tử trận, Bạch Thu Hà quyên sinh để giữ trọn niềm trung trinh với người tình. Từ câu chuyện tình này, soạn giả Viễn Châu đã viết hai bài ca cổ “Võ Đông Sơ” (Minh Cảnh hát) và “Bạch Thu Hà” (Lệ Thủy hát), trong đó bài “Võ Đông Sơ” đã trở nên quen thuộc với mọi người yêu thích ca cổ, trong đó có những đoạn: “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi - Đường dài mịt mùng em không đến nơi - Mây nước buồn cơn lửa binh - Hết kể chuyện chung tình – Khóc than riêng em một mình… Bạch Thu Hà, Bạch Thu Hà ơi! Nàng đã bao phen vượt suối trèo non để giữ vẹn tiết trinh, ta mấy bận lao mình trong nắng gió. Chuyện hàn huyên chưa cùng nhau cạn tỏ, thì giọt máu chung tình đã nhuộm thấm chinh y. Từ đây hết nợ hết duyên, hết ân hết ái, lưỡi gươm thiêng ta xin gởi lại cho người yêu lý tưởng Bạch Thu Hà…”.
Còn lại cho đời
Những chuyện tình kết thúc trong đau thương như “Romeo – Juliet” (ở nước Anh), “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài” (Trung Quốc) hay “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà”, “Lan và Điệp” (ở nước ta) luôn là niềm cảm hứng cho các môn nghệ thuật và sống mãi với thời gian. Người đời ghi nhớ những câu chuyện tình đó vì nó là biểu tượng của sự thủy chung và quá đau thương. Nhưng theo tôi, còn có lý do quan trọng khác nữa là: ngầm nhắc những người trong cuộc của các mối tình trọn vẹn hãy biết quý trọng hạnh phúc mà mình đạt được! Với ý nghĩa đó, tình sử “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà” sẽ có giá trị mãi với đời. Người đời sau sẽ còn hát bài ca về câu chuyện tình của họ như là cách bày tỏ khát vọng về hạnh phúc, tình yêu, lòng thủy chung.
Ngôi miếu thờ Võ Tánh lại là một câu chuyện khác. Ngày trước, người dân tự giác lập miếu thờ Võ Tánh như là người ơn của mình vì ông đã có công trấn áp trộm cướp, giữ yên lành cho cuộc sống người dân Gò Công. Họ hàng ngày nhang khói, hàng năm cúng giỗ chu đáo, chăm sóc chu đáo, giữ gìn tươm tất ngôi miếu (được trùng tu năm 1956)…Thế nhưng, hiện miếu thờ Võ Tánh đang xuống cấp nặng, khu di tích trở nên hoang tàn: nhà hội (kề bên miếu) có thể sụp đổ bất cứ lúc nào; ngôi miếu chính bị dột nát; khuôn viên miếu đầy cây dại…Nguyên nhân của sự xuống cấp, theo ông Phạm Hồng Hiếu, thành viên Ban Quản trị Miếu Võ Tánh, người trực tiếp hàng ngày nhang khói ngôi miếu, do ngôi miếu đã là di tích LSVH cấp tỉnh, người dân không được quyền tùy tiện tác động vào hiện trạng ngôi miếu. Sự vận động đóng góp tu sửa miếu cũng khó hơn trước, do tâm lý chờ đợi nguồn vốn của Nhà nước, trong khi đó, nguồn vốn của Nhà nước thì có giới hạn.
Tôi cứ nghĩ, đây là tích truyện Tàu nào đó thuộc đời Tống, đời Đường, giống như Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Lữ Bố - Điêu Thuyền…Cho tới một lần, tôi về Gò Công (Tiền Giang), ghé thăm miếu thờ Võ Tánh và thú vị biết rằng câu chuyện Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà rất gần gũi với đất đồng bằng quê mình.
Miếu thờ Võ Tánh…
Từ thị xã Gò Công đi về hướng biển vài cây số là đến ấp Gò Tre – xã Long Thuận – thị xã Gò Công. Bên vệ đường, cạnh gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giữa khu vườn cây dại mọc um tùm là ngôi miếu nhỏ dột nát, rêu phong, đó là: di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh – Miếu thờ Hoài Quốc Công Võ Tánh, thân sinh của chàng trai Võ Đông Sơ trong câu chuyện tình của bài ca cổ nói trên. Võ Tánh sinh năm 1768, quê gốc ở làng Phước Tỉnh thuộc tỉnh Trấn Biên (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu). Cha mẹ mất sớm, Võ Tánh cùng với người nhũ mẫu trôi dạt về vùng Gò Công ngày nay. Lớn lên, Võ Tánh trở thành chàng trai khỏe mạnh, giỏi võ và gan dạ, đã tập hợp thanh niên trong vùng thành lập “đoàn quân nghĩa dõng” chuyên trấn áp trộm cướp, giữ an lành cuộc sống cho người dân Gò Công.
Võ Tánh đã giương cờ phò Chúa Nguyễn Phúc Ánh, được Chúa gả em gái là công chúa Ngọc Du. Trong cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh – Tây Sơn, Võ Tánh lập nhiều công trạng, được Nguyễn Ánh giao trấn thủ thành Bình Định. Đến khi quân Tây Sơn bao vây thành, biết không thể đương đầu, Võ Tánh gửi thư cho quân Tây Sơn xin đừng tàn sát binh sĩ và tự thiêu trên tường thành (ngày 7.7.1801). Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua đã truy tặng Võ Tánh là “Dực vận Công thần Thái úy Quốc công”. Về sau Vua Minh Mạng truy phong Võ Tánh là Hoài Quốc Công. Sau khi Võ Tánh qua đời, người dân Gò Công đã lập miếu thờ để ghi nhớ công ơn của ông đối với vùng đất này. Hàng năm vào các ngày 26 và 27 tháng 5 âm lịch, người dân Gò Công tổ chức cúng Võ Tánh khá tươm tất. Năm 2005 miếu thờ Võ Tánh được công nhận Di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh.
Tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà
Vào khoảng đầu thập niên 1960, ở Sài Gòn xuất hiện cuốn sách nhỏ (có hình minh họa) viết về tình sử Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà. Cuốn sách ghi rõ: Võ Đông Sơ là con của Hoài quốc Công Võ Tánh và công chúa Ngọc Du; Bạch Thu Hà là con quan Tổng trấn Tây Thành. Sau khi Võ Tánh và Ngọc Du lần lượt qua đời, Võ Đông Sơ sống với người chú ruột tại Bình Định. Khi Triều đình mở khoa thi để chọn tướng tài dẹp giặc ngoài biển Đông, Võ Đông Sơ lên đường ứng thí. Dọc đường, chàng trai họ Võ đã ra tay đánh cướp cứu tiểu thư Bạch Thu Hà trên đường đi lễ chùa gặp nạn. Dưới ánh trăng rằm, bên ngôi cổ tự, hai người đã thề nguyện chuyện trăm năm, hẹn ước về một cuộc trùng phùng…Sau đó Võ Đông Sơ thi đỗ và lãnh quân đi dẹp giặc. Ở nhà Bạch Thu Hà bị gia đình bắt phải lấy chồng nên đã bỏ trốn khỏi nhà, thân gái phiêu bạt với nhiều gian truân. Khi hay tin Võ Đông Sơ tử trận, Bạch Thu Hà quyên sinh để giữ trọn niềm trung trinh với người tình. Từ câu chuyện tình này, soạn giả Viễn Châu đã viết hai bài ca cổ “Võ Đông Sơ” (Minh Cảnh hát) và “Bạch Thu Hà” (Lệ Thủy hát), trong đó bài “Võ Đông Sơ” đã trở nên quen thuộc với mọi người yêu thích ca cổ, trong đó có những đoạn: “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi - Đường dài mịt mùng em không đến nơi - Mây nước buồn cơn lửa binh - Hết kể chuyện chung tình – Khóc than riêng em một mình… Bạch Thu Hà, Bạch Thu Hà ơi! Nàng đã bao phen vượt suối trèo non để giữ vẹn tiết trinh, ta mấy bận lao mình trong nắng gió. Chuyện hàn huyên chưa cùng nhau cạn tỏ, thì giọt máu chung tình đã nhuộm thấm chinh y. Từ đây hết nợ hết duyên, hết ân hết ái, lưỡi gươm thiêng ta xin gởi lại cho người yêu lý tưởng Bạch Thu Hà…”.
Còn lại cho đời
Những chuyện tình kết thúc trong đau thương như “Romeo – Juliet” (ở nước Anh), “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài” (Trung Quốc) hay “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà”, “Lan và Điệp” (ở nước ta) luôn là niềm cảm hứng cho các môn nghệ thuật và sống mãi với thời gian. Người đời ghi nhớ những câu chuyện tình đó vì nó là biểu tượng của sự thủy chung và quá đau thương. Nhưng theo tôi, còn có lý do quan trọng khác nữa là: ngầm nhắc những người trong cuộc của các mối tình trọn vẹn hãy biết quý trọng hạnh phúc mà mình đạt được! Với ý nghĩa đó, tình sử “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà” sẽ có giá trị mãi với đời. Người đời sau sẽ còn hát bài ca về câu chuyện tình của họ như là cách bày tỏ khát vọng về hạnh phúc, tình yêu, lòng thủy chung.
Ngôi miếu thờ Võ Tánh lại là một câu chuyện khác. Ngày trước, người dân tự giác lập miếu thờ Võ Tánh như là người ơn của mình vì ông đã có công trấn áp trộm cướp, giữ yên lành cho cuộc sống người dân Gò Công. Họ hàng ngày nhang khói, hàng năm cúng giỗ chu đáo, chăm sóc chu đáo, giữ gìn tươm tất ngôi miếu (được trùng tu năm 1956)…Thế nhưng, hiện miếu thờ Võ Tánh đang xuống cấp nặng, khu di tích trở nên hoang tàn: nhà hội (kề bên miếu) có thể sụp đổ bất cứ lúc nào; ngôi miếu chính bị dột nát; khuôn viên miếu đầy cây dại…Nguyên nhân của sự xuống cấp, theo ông Phạm Hồng Hiếu, thành viên Ban Quản trị Miếu Võ Tánh, người trực tiếp hàng ngày nhang khói ngôi miếu, do ngôi miếu đã là di tích LSVH cấp tỉnh, người dân không được quyền tùy tiện tác động vào hiện trạng ngôi miếu. Sự vận động đóng góp tu sửa miếu cũng khó hơn trước, do tâm lý chờ đợi nguồn vốn của Nhà nước, trong khi đó, nguồn vốn của Nhà nước thì có giới hạn.
PS: Có vài đoạn trong clip này NS. Kim Tử Long "cải biên" một chút so với bản gốc nhưng mình xài chùa nên chịu thôi :)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét