Ý tưởng của ông Ngô Thế Vinh: xây một con đê ven biển chạy suốt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi rất thích thú với ý tưởng này, dù nó mới chỉ là phát họa ban đầu của tác giả. Đây chính là vấn đề "phát triển bền vững" mà tôi đã hơn một lần đề cập đến trước đây. Thực ra, hiện nay mình cũng đang triển khai mấy dự án do các tổ chức phi chính phủ (NGO) tài trợ ở vùng ven biển Kiên Giang, Cà Mau. Người ta chỉnh dòng, lấn biển bằng cách trồng sú, vẹt nhưng nó chỉ mang tính cục bộ thôi (so với cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dù kinh phí rất lớn). Hơn nữa, theo tôi thì các dự án đang triển khai có tính chất "đối phó" hơn là một cái nhìn dài hạn, tổng thể (như đúng nghĩa phát triển bền vững). Với thực lực của ta, vào thời điểm này thì những siêu dự án như vầy chắc cũng khó mà được quan tâm nhưng tôi đem về đây để chúng ta tham khảo thêm chút thông tin về hiện trạng và viễn cảnh của vùng sông nước trù phú này.
*******
*******
MEKONG-CỬU LONG 2011 NHÌN XA NỬA THẾ KỶ TỚI [2]
PHÁC THẢO
DỰ ÁN ĐÊ BIỂN ĐA DỤNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
A POSSE AD ESSE / TỪ KHẢ NĂNG TỚI HIỆN THỰC
NGÔ THẾ VINH
Nguồn: http://www.vietecology.org
LỜI MỞ ĐẦU – Đây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng bằng sông Cửu Long “Nhìn xa nửa thế kỷ tới”. Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.
Do áp lực mạnh mẽ của các quốc gia thuộc Lưu vực dưới sông Mekong, kể cả cộng đồng quốc tế, cho dù Lào đã đã có quyết định tạm ngưng khởi công xây con đập thủy điện Xayaburi 1,260 MW, là con đập thủy điện dòng chính đầu tiên trong dự án 9 con đập của Lào; một dấu mốc được International Rivers Network/IRN và các nhà hoạt động môi sinh coi như một “thắng lợi”, nhưng cũng để thấy rằng đây chỉ là bước trì hoãn tạm thời.
Nếu so với hai con đập thượng nguồn Tiểu Loan/Xiaowan 4,500 MW và Nọa Trác Độ/Nuozhadu 5,850 MW của Trung Quốc, mỗi con đập có công suất trên dưới lớn hơn 5 lần con đập Xayaburi, và riêng đập Tiểu Loan có hồ chứa lớn hơn cả tổng dung tích 11 con đập hạ lưu cộng lại, nhưng Bắc Kinh thì vẫn cứ ngang nhiên triển khai kế hoạch khai thác thủy điện sông Mekong của họ cho do dù có phản ứng chống đối của dư luận quốc tế. Sự khác biệt rất rõ ràng: Trung Quốc là một nước lớn với lý lẽ của kẻ mạnh và đầy tham vọng vươn lên như một siêu cường, Lào chỉ là một quốc gia nhược tiểu nghèo nàn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ từ bên ngoài để có thể thực hiện được các dự án đập của mình.
Khi mà Việt Nam là một trong những quốc gia lớn tiếng nhất chống dự án đập Xayaburinhưng Hà Nội sẽ ăn làm sao nói làm sao, khi mà chính một công ty nhà nước Petrovietnam Power Co. lại đứng tên tham gia vào dự án xây con đập thủy điện Luang Prabang 1,410 MW trên dòng chính sông Mekong lớn hơn cả con đập Xayaburi. Để tiến tới xây dựng một “Tinh thần Sông Mekong/Mekong Spirit” Việt Nam không thể có một thứ tiêu chuẩn nước đôi/double standard như vậy.
Lượng giá về một chính sách ngắn hạn
Cho dù ý thức được tiến trình không thể đảo nghịch trong nỗ lực khai thác tiềm năng thủy điện sông Mekong, nhưng chúng ta vẫn có nhu cầu phải đòi hỏi sự trong sáng và minh bạch/transparency, và những lượng giá môi sinh đúng mức cho những bước khai thác bền vững/sustainable development.
Chúng ta rất cần thêm thời gian, bằng những cuộc vận động không những trong phạm vi vùng mà cả với dư luận quốc tế. Kinh nghiệm tích cực với con đập thủy điện Xayaburiđáng là một bài học. Nhưng cũng để thấy có những hạn chế và khác biệt. Thay vì là con đập Xayaburi, giả thiết nếu đó là mộttrong 2 con đập Sambor hay Stung Treng của Cam Bốt với ông Thủ tướng là ông Hun Sen, thì liệu có đạt được một thỏa hiệp trì hoãn như đối với chánh phủ Vạn Tượng hay không, khi mà ông Hun Sen luôn luôn khẳng định rằng các con đập thủy điện thượng nguồn không có gì phải quan tâm; tất cả là do khí thải carbon/carbon emissionsvà thay đổi khí hậu/climate change (6).
Lượng giá về một chính sách dài hạn
Do những nguyên nhân tích lũy, [1] Những con đập thượng nguồn, chủ yếu là các con đập Bậc Thềm Vân Nam của Trung Quốc với những hồ chứa khổng lồ làm giảm lưu lượng nước, giảm lượng phù sa xuống Đồng bằng sông Cửu Long, khiến không chỉ nước mặn càng lấn sâu vào vùng châu thổ mà còn tạo ra hiện tượng sạt lở như với mũi Cà Mau hiện nay; [2] Hiện tượng hâm nóng toàn cầu/global warming do tăng lượng khí thải CO2 từ than đá và dầu khí, làm tan dần những tảng băng nơi hai cực Bắc và Nam, cùng với khối băng tuyết cao nguyên Tây Tạng còn được gọi là Cực Thứ Ba/Third Pole; hậu quả là nước biển ngày càng dâng cao. Theo các nghiên cứu về biến đổi khí hậu, mực nước biển có thể dâng cao từ 0.8 m tới 1.5 m vào năm 2100. Chỉ cần nước biển dâng cao 1 mét, thì 90% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm dưới mực nước biển [Hình 1].
Trước viễn tượng một Đồng bằng sông Cửu Long – vốn là vựa lúa nuôi sống cả nước, không chỉ thiếu nguồn nước ngọt mà còn bị sạt lở và sẽ chìm trong biển mặn; Việt Nam sẽ không có một chọn lựa nào khác hơn là hình thành một dự án vĩ mô/mega-project xây dựng [1] một con đê biển đa dụng ngăn mặn và; [2] hai hồ chứa nước ngọt từ hai vùng trũng thiên nhiên là Đồng Tháp Mười và Đồng Cà Mau (3).
Bài viết thứ hai này, chủ yếu giới thiệu khái quát về một dự án phác thảo Con Đê Biển Đa Dụng Ngăn Mặn cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy là bước rất sơ khởi, chỉ mới là khái niệm/conceptual kỹ thuật nhưng đây là công trình trí tuệ của anh Ngô Minh Triết, P.E. – một Kỹ sư cấu trúc / Structural engineer (1), với sự cộng tác của anh Phạm Phan Long, P.E. trong Nhóm Bạn Cửu Long; anh PP Long cũng là thành viên sáng lập Hội Sinh Thái Việt/Việt Ecology Foundation.
Mục tiêu của đê biển đa dụng
Như tên gọi ban đầu, mục tiêu chính của đê biển là ngăn mặn do hậu quả nước biển dâng cao và do lưu lượng “dòng chảy tối thiểu” từ thượng nguồn xuống Đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng sút giảm.
Do hệ thống đê biển không nằm trên đất liền mà xa bờ, nên không có tổn phí phải mua lại đất/land acquisition, mà có khả năng tạo những hồ chứa trong vùng đệm giữa đê biển và bờ biển thiên nhiên hiện tại. Với thời gian, do nguồn nước đổ xuống từ thượng nguồn, cộng với lượng nước mưa, nước trong vùng đệm sẽ bớt mặn, tiềm năng khai thác chăn nuôi thủy sản như các loại cua biển, tôm sú trong vùng nước lợ/brackish water với nguồn lợi thu về sẽ rất lớn.
Con đê biển không những có hiệu quả tránh sạt lở giữ được đất, mà còn tạo thêm những vùng đất mới/land reclamation, tăng diện tích canh tác và cả triển vọng hình thành những đô thị mới. Phải xem đây là một trong những nguồn lợi tức lớn và lâu dài để trả về một cách xứng đáng cho nguồn vốn đầu tư rất lớn để xây dựng công trình.
Con đê biển cũng sẽ là một hệ thống xa lộ vòng đai của Đồng bằng sông Cửu Long. Theo kỹ sư Ngô Minh Triết, bề mặt đê biển có thể rộng tới 25 m, đủ cho một xa lộ hai chiều, không chỉ cần thiết để bảo quản công trình, mà cả có tầm quan trọng chiến lược về giao thông, kinh tế và quốc phòng, khi mà biển Đông đã và đang là vùng tranh chấp gay gắt với nước lớn Trung Quốc [Hình 2].
Bài viết thứ hai này, chủ yếu giới thiệu khái quát về một dự án phác thảo Con Đê Biển Đa Dụng Ngăn Mặn cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy là bước rất sơ khởi, chỉ mới là khái niệm/conceptual kỹ thuật nhưng đây là công trình trí tuệ của anh Ngô Minh Triết, P.E. – một Kỹ sư cấu trúc / Structural engineer (1), với sự cộng tác của anh Phạm Phan Long, P.E. trong Nhóm Bạn Cửu Long; anh PP Long cũng là thành viên sáng lập Hội Sinh Thái Việt/Việt Ecology Foundation.
Mục tiêu của đê biển đa dụng
Như tên gọi ban đầu, mục tiêu chính của đê biển là ngăn mặn do hậu quả nước biển dâng cao và do lưu lượng “dòng chảy tối thiểu” từ thượng nguồn xuống Đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng sút giảm.
Do hệ thống đê biển không nằm trên đất liền mà xa bờ, nên không có tổn phí phải mua lại đất/land acquisition, mà có khả năng tạo những hồ chứa trong vùng đệm giữa đê biển và bờ biển thiên nhiên hiện tại. Với thời gian, do nguồn nước đổ xuống từ thượng nguồn, cộng với lượng nước mưa, nước trong vùng đệm sẽ bớt mặn, tiềm năng khai thác chăn nuôi thủy sản như các loại cua biển, tôm sú trong vùng nước lợ/brackish water với nguồn lợi thu về sẽ rất lớn.
Con đê biển không những có hiệu quả tránh sạt lở giữ được đất, mà còn tạo thêm những vùng đất mới/land reclamation, tăng diện tích canh tác và cả triển vọng hình thành những đô thị mới. Phải xem đây là một trong những nguồn lợi tức lớn và lâu dài để trả về một cách xứng đáng cho nguồn vốn đầu tư rất lớn để xây dựng công trình.
Con đê biển cũng sẽ là một hệ thống xa lộ vòng đai của Đồng bằng sông Cửu Long. Theo kỹ sư Ngô Minh Triết, bề mặt đê biển có thể rộng tới 25 m, đủ cho một xa lộ hai chiều, không chỉ cần thiết để bảo quản công trình, mà cả có tầm quan trọng chiến lược về giao thông, kinh tế và quốc phòng, khi mà biển Đông đã và đang là vùng tranh chấp gay gắt với nước lớn Trung Quốc [Hình 2].
Gió và mặt trời cũng sẽ là nguồn năng lượng thiên nhiên phong phú có thể khai thác trên các vùng đất mới phía trong theo suốt chiều dài con đê biển. Và không thể không nghĩ tới một nguồn lợi tức đáng kể khác là du lịch sinh thái/ecotourism, với các môn thể thao trên nước, như trượt nước, đua thuyền, câu cá/sport fishing…
Tính khả thi của dự án và phác họa mô hình đê biển
Cấu tạo địa chất đáy biển vùng cận duyên quanh Đồng bằng sông Cửu Long: 65% là đất phù sa/silt, 25% là đất sét/clay, và phần còn lại là cát. Vùng cận duyên hướng ra biển không sâu và khá phẳng, có độ dốc từ 0.8:1000 tại các vùng cửa sông, 5.0:1000 nơi vùng mũi Cà Mau.
Dự trù đê biển sẽ nằm trong vùng cận duyên có độ sâu trung bình là 3 m, chiều dài đê biển từ Gò Công vòng qua mũi Cà Mau tới Hà Tiên, tính theo hình ảnh vệ tinh là khoảng 600 km.
Đê biển được nối lại với nhau nơi mỗi cửa sông bằng những công trình cầu để bảo đảm tàu bè vẫn dễ dàng di chuyển hai chiều từ biển vào sông lên tới tận Nam Vang, do Mekong là một con sông quốc tế/international river.
Kỹ thuật và nhân công chủ yếu là từ địa phương. Nguyên liệu chính là đất sét, cát từ đáy biển được chứa trong những bọc/geotextile containers (một loại bao polyester rất bền và thấm nước), sau đó được gia cố bằng đá nhỏ với concrete xi- măng. Cát từ biển cũng có thể dùng để tạo những bờ biển mới phía ngoài con đê [Hình 3].
Tính khả thi của dự án và phác họa mô hình đê biển
Cấu tạo địa chất đáy biển vùng cận duyên quanh Đồng bằng sông Cửu Long: 65% là đất phù sa/silt, 25% là đất sét/clay, và phần còn lại là cát. Vùng cận duyên hướng ra biển không sâu và khá phẳng, có độ dốc từ 0.8:1000 tại các vùng cửa sông, 5.0:1000 nơi vùng mũi Cà Mau.
Dự trù đê biển sẽ nằm trong vùng cận duyên có độ sâu trung bình là 3 m, chiều dài đê biển từ Gò Công vòng qua mũi Cà Mau tới Hà Tiên, tính theo hình ảnh vệ tinh là khoảng 600 km.
Đê biển được nối lại với nhau nơi mỗi cửa sông bằng những công trình cầu để bảo đảm tàu bè vẫn dễ dàng di chuyển hai chiều từ biển vào sông lên tới tận Nam Vang, do Mekong là một con sông quốc tế/international river.
Kỹ thuật và nhân công chủ yếu là từ địa phương. Nguyên liệu chính là đất sét, cát từ đáy biển được chứa trong những bọc/geotextile containers (một loại bao polyester rất bền và thấm nước), sau đó được gia cố bằng đá nhỏ với concrete xi- măng. Cát từ biển cũng có thể dùng để tạo những bờ biển mới phía ngoài con đê [Hình 3].
Các giang cảng nội địa như cảng Cần Thơ sẽ được chuyển rời ra phía ngoài con đê. Sẽ có những “xa lộ đường dẫn” như hình nan quạt từ đê biển đi vào các cửa sông, tới những trung tâm thị tứ và các trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Rút ngắn được thời gian giao thông sẽ là một cải thiện đáng kể cho các bước phát triển kinh tế thịnh vượng của Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngay từ ban đầu, ý thức được rằng đây là một công trình không chỉ có quy mô quốc gia, mà cả cho toàn Lưu vực lớn Sông Mekong/Greater Mekong Subregion, với thời gian là những đơn vị “thập niên”, đòi hỏi một ngân sách rất lớn hàng chục tỉ USD, không chỉ từ ngân sách quốc gia, mà cần tới sự tài trợ của của các nước Mỹ, Nhật, Úc… và các cơ quan tài chánh quốc tế: WB/World Bank, ADB/Asia Development Bank…Theo ước tính sơ khởi, số tiền đầu tư cho dự án Đê biển chống mặn Đồng bằng sông Cửu Long chắc hắn sẽ ít hơn so với số vốn 56 tỷ USD mà nhà nước định tài trợ cho siêu dự án đường sắt cao tốc.
Và quan trọng hơn hết là cần có một “think tank” tập hợp tất cả “chất xám” từ mọi lãnh vực chuyên môn từ thủy học, quan trắc địa chất, thay đổi khí hậu, môi sinh…của mọi tầng lớp người Việt trong nước cũng như bên ngoài, cùng với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm từ hai quốc gia như Hòa Lan - vùng đất thấp và Hàn Quốc với công trình Saemageum và cũng không thể không nói tới Ủy hội sông Mississippi/Mississippi River Commission, từng có rất nhiều kinh nghiệm về đê điều và đang là tổ chức kết nghĩa với sông Mekong từ tháng 7, 2009 do sáng kiến của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (5).
Một Việt Nam sống còn
Nếu biết rằng, nửa sau của thế kỷ 21 này, sẽ không còn Đồng bằng sông Cửu Long, một vựa lúa nuôi sống cả nước, sông Tiền, sông Hậu sẽ là hai con sông chết vì thiếu nguồn nước ngọt do những con đập thượng nguồn nhưng lại dư độ mặn do biển Đông dâng cao, với hậu quả là sẽ không còn một nền văn minh miệt vườn, không còn một phần hình hài trẻ trung và đầy sức sống của cả nước; trước kịch bản ấy, không thể không khởi động làm một điều gì và lời giải đáp chắc chắn đòi hỏi rất nhiều trí tuệ, khởi đi từ tinh thần sáng tạo, hình thành một “ý tưởng lớn” cùng với ý chí và quyết tâm thực hiện. Và cũng để nhắc lại, là sẽ không có cái giá để mặc cả và thời gian thì có thể hơn giới hạn một đời người, để bảo vệ vùng đất định mệnh nhưng là một linh địa của dân tộc Việt.
Từ một đất nước trong suốt chiều dài lịch sử, luôn luôn chìm đắm trong những cuộc chiến tranh, cũng là biện minh cho sự thiếu vắng những công trình kỳ vĩ. Đây chính là thời kỳ để đất nước Việt Nam chuyển từ một nền “Văn hóa chiến tranh/Culture of war” sang một nền “Văn hóa hòa bình/Culture of peace” cùng với bước đầu nhận thức phải thực hiện một công trình xây dựng không chỉ có tính cách “sống còn” nhưng tự nó đã là một kỳ quan về “kiến trúc sinh thái” trong thiên niên kỷ của dân tộc Việt.
Nguồn an ninh lương thực thế giới
Việt Nam, Thái Lan cho đến nay vẫn là hai nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới. Nhưng điều nghịch lý là nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thì vẫn sống “dưới mức nghèo khó” và không những thế, con cháu họ còn đứng trước thảm họa “mất đất sống”. Với dân số trên trái đất này ngày càng gia tăng theo cấp số nhân, và các nguồn lương thực quan trọng lại đang bị đe dọa trầm trọng bởi chuỗi những thảm họa do chính con người gây ra. Riêng với Đồng bằng sông Cửu Long, thảm họa không chỉ đến từ phương bắc do những con đập thượng nguồn Trung Quốc, từ phía đông nam do biển mặn dâng cao hậu quả của hâm nóng toàn cầu. Cứu Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là cứu một phần đất đai màu mỡ của Việt Nam, mà cũng là cứu một vựa lúa quan trọng của thế giới. Hiểu như vậy, thì sự tham dự hỗ trợ của nhiều quốc gia khác trong công trình Con đê biển đa dụng chống mặn là một nghĩa vụ quốc tế trong thế kỷ toàn cầu hóa/globalization.
NGÔ THẾ VINH
California, 05-05-2011
THAM KHẢO:
1/ Đê Biển Chống Mặn Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngô Minh Triết, P.E.; Mekong Sea Dyke, A Concept Paper / Draft, 04, 2011
2/ Thực Trạng Bi Đát của Lưu Vực Sông Mekong, Sáng Kiến Lancang-Mekong, Phạm Phan Long, P.E., Viet Ecology Foundation 1, 2011,www.vietecology.org/Article.aspx/Article/64
3/ Mekong-Cửu Long 2011 Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới, Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation, tháng 1, 2011,www.vietecology.org/Article.aspx/Article/63
4/US – Mekong Basin Cooperation follows ASEAN Meeting, Vientiane, Laos PDR, Jul 30, 2009, www.mrcmekong.org
5/ Mekong-Mississippi Hai Dòng Sông Kết Nghĩa: Những Tương Đồng và Khác Biệt, Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation, tháng 8, 2009, www.vietecology.org/Article.aspx/Article/58
6/ Hunsen backed China’s often-criticized development plans for the Mekong River, Phnom Penh, Jun 29, 2005, (AFP)
7/ Hun Sen denies China Dams Impacts; Thomas Miller & Cheang Sokha; Phnom Penh Post, Nov 17, 2010
8/ The Mekong, Environment and Development, Hiroshi Hori, United Nations, University Press, Tokyo 2000
9/ Vùng Đất Ngập Đồng Tháp Mười, Trần Ngươn Phiêu, Thế Kỷ 21 số 219, tháng 7, 2007
10/ On the Mekong, ABetter Way. Qin Hui, Economic Observer. Where China and the World Discuss the Environment. December 25, 2010.
http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/145404/Khan-cap-cuu-mui-Ca-Mau.html
Trả lờiXóaĐây là một trong những kiểu dự án tôi nói ở trên.