28 thg 5, 2011

28-5-2011

Ảnh: Internet
Tháng năm về. Phượng vĩ đỏ rực đến nao lòng sau những đêm mưa dài đầu mùa hạ, báo hiệu những ngày ngất ngư với việc thi cử miên man của tuổi học trò đã đến. 28-5-1998, ngày này hơn mười năm trước tụi tôi cũng rồng rắn đi thi tốt nghiệp như mọi người. 

Ngày đó học sinh Cần Giuộc phải lội xuống điểm Rạch Kiến (RK) thi chứ không được đá sân nhà như các bạn bây giờ. Mấy ngày cuối năm học này thiệt tình lòng dạ ai cũng rối bời trăm thứ chuyện (ít nhất là tôi). Trông cho tới ngày thi tốt nghiệp cho mau để còn đi thi đại học cho rồi. Rồi không biết thi đại học thế nào nữa, gà quê mà, đi đá với gà cả nước cũng rét chứ! Rồi nếu đậu thì sẽ ra sao? Nghĩ tới đây thôi là tôi đã bắt đầu sướng rơn vì hai chữ “sinh viên” hồi đó sao mà oách quá trời! Thiệt tình lúc đó tôi cũng chưa thể nghĩ được là rủi mình rớt thì sẽ làm cái gì nữa! Nói chung là hầm bà lằng bao thứ chuyện vì sắp bước vào đời mà không biết nó ra sao sau mấy kì thi sắp tới. Thôi thì đánh lô tô! 

Hồi đó vui lắm, đứa nào đứa nấy ăn rồi cũng chỉ lo học thôi chứ có phải nghĩ chi lung tung như bây giờ đâu. Tăng tiết phờ râu rồi chạy sô tăng 3 nữa nhưng mới qua thuở “mười bảy bẻ gãy sừng trâu” nên tên nào cũng hăng. Trước ngày thi mấy bữa cả lớp rồng rắn kéo nhau xuống coi mặt…trường RK. Hihi, vui kinh khủng! Giữa trưa nắng gắt mà cái đường 835 ngày xưa toàn đất đỏ không, khỏi cần xe đò chạy qua, chỉ cần ai chạy đằng trước là kẻ theo sau lãnh đủ. Vậy đó, í ới kẻ trước người sau đi cho thỏa cái tính…học trò chứ tôi thấy tới ngày đi thi cũng toàn là người nhà hoặc ai đó chở cho đi thi chứ gia đình có ai dám để chạy xe một mình đi thi đâu :)

Ảnh: Internet
Nhắc tới chuyện thi cử này thì nhiều lúc nghĩ lại tôi cũng hơi áy náy. Hồi đó tôi thi chung phòng với một bạn ở Cần Giuộc, học chung năm lớp 10. Bạn đó tính tình rất vui vẻ [hỏng biết giờ chồng con túi bụi rồi có còn như hồi xưa không :)]. Bạn nào cùng khóa này chắc còn nhớ vụ môn Sinh. Cái đề cho mắc dịch gì đâu, đọc không biết đường nào mà mò! Buổi sáng làm môn Văn cũng được được, đang phơi phới thì chiều vô dính chưởng. Haha, hỏng biết phải vậy hôn mà ông trời ổng mưa tá lả, sấm chớm đùng đùng. Quay lại chuyện bạn kia, người quen nên ngồi kế nhau (cùng vần tên) tôi cũng hay quay qua chỉ cho bạn đó chút chút. Hí hí, sáng đó gặp nhau ở cổng trường, biết hai đứa thi chung phòng thì người nhà bạn đó (quen) đã “cười” với nhau rồi. Thôi thì “gà cùng một mẹ”, thi tốt nghiệp có chết ai đâu nên tôi cũng tranh thủ phụ bạn ấy. Kẹt nỗi môn Sinh là môn tôi học dở nhất mà cái đề kiểu đó thì bản thân tôi cũng kêu trời và làm…tá lả thì lấy gì mà nhắc! E hèm, trong cảnh đó thì tôi cũng chỉ biết vận công gom hết mọi khả năng lập luận của mình ra viết bậy viết bạ trên trời dưới đất theo hiểu biết của mình chứ đâu có qui củ gì như thầy Sáu dạy. Vậy đó, nên khi bạn hỏi tôi cũng nói hiểu sao viết nấy theo kiểu vậy vậy đi..., chứ không biết lời giải cụ thể thế nào. Ra trận mà quân tình rối loạn hết rồi thì mạnh ai nấy lo chứ sao giờ :). Nói thiệt, làm như thầy bói mù sờ voi nên tôi cũng buồn thúi ruột! Rồi thì cũng xong! 

Chưa hết, tới ngày thi môn Sử mới vui, hồi đó có hai đề, tôi làm đề khác, bạn này làm đề khác nên tôi viết vài câu đề tôi là phải đọc cho bạn ấy làm đề của bạn vì cái lưng cứ bị kéo hoài. Nói thiệt, bạn này bình thường đã vui vẻ, mắt lấp lánh mà giọng lúc này lại "xin xỏ" nữa, nghe dễ thương vô cùng [trong sáng à nghen :)]. Cuộc đời, chuyện phải vầy không thì vui vẻ quá rồi, có gì phải nói. Đằng này, trời xui đất khiến thế nào mà Sở ra đáp án mở môn Sinh nên tôi quơ đại cũng dính được 9.5đ hay 9đ gì đó không nhớ (tôi cũng hỏng hiểu mở kiểu gì luôn) trong khi bạn kia bị…điểm liệt môn này nên rớt tốt nghiệp! Xong phim! Sau này gặp lại người nhà bạn đó thiệt tôi cũng ngại muốn chết, dù tôi cũng đã ráng hết sức…nhắc bạn rồi. Tình ngay lý gian ở chỗ tôi thì “chó ngáp ruồi”, điểm trên trời như vậy thì nói làm hỏng được nghe sao lọt lỗ tai! Nói nào ngay, tôi với bạn gặp lại sau này thì vẫn vui vẻ lắm. Hi vọng bạn đọc được mấy dòng này mà mỉm cười hiểu thêm chuyện ngày đó :)

Ảnh: Internet
Kỉ niệm nữa là sau đêm mưa ngày đầu. Buổi sáng thứ hai đi thi sân trường đỏ một màu xác phượng. Tôi không biết diễn tả thế nào nhưng cái cảm giác nôn nao khi nắng lên sau một đêm mưa nó cứ hằn mãi trong đầu, có lẽ mùi…hơi đất?! Ngày xưa cào cào còn nhiều lắm, thi xong thì mấy nàng chạy ào ra sân làm chúng bay loạn xạ. Áo trắng tung tăng còn miệng thì líu lo như chim sơn ca làm cánh con trai nhiều tên “chết trong lòng một ít”!

Ngẫm nghĩ tôi thấy cuộc đời mình, tới bây giờ, hình như có chút duyên với cái ngày này. Những điểm mốc trong đời tôi đều bắt đầu từ con số 28-5 đó, vì 10 năm sau, đúng ngày này tôi cũng xách cặp đi một vòng nữa… 

Thôi, chúc các bạn 12 sức khỏe, làm bài thật tốt trong các kì thi sắp tới! 

28-5-2011




27 thg 5, 2011

Hội thảo du học Hoa Kỳ 2011

Thông tin về các hội thảo do The Institute for Vietnamese Culture & Education (IVCE) tổ chức trong thời gian tới ở Việt Nam. Rất hữu ích cho bạn nào có ý định đi học ở Mỹ, từ bậc đại học cho đến sau đại học và cả các chương trình trao đổi học thuật cho người đã đi làm. Ngoài ra, hè này IVCE còn tổ chức các lớp giới thiệu, tư vấn, hỗ trợ kĩ năng thi SAT, GRE, GMAT, TOEFL. Cảm ơn bạn XL đã gửi thông tin. Đây là e-mail từ IVCE:

*******

Thân chào,

IVCE xin giới thiệu các bạn một loạt hội thảo Du học Hoa Kỳ trong hè 2011 tại Việt Nam. Chương trình hội thảo Du học Hoa Kỳ do IVCE xây dựng từ năm 2002 để giúp cho (1) học sinh, (2) sinh viên, (3) người đi làm, (4) cán bộ giảng dạy về phương cách nộp đơn vào trường, tìm học bổng, và thông tin tổng quát về Du học Hoa Kỳ.

A. Chương trình tại hội thảo bao gồm (thông tin về các bậc học và nhóm ngành nghề sau):

- Phổ thông trung học

- Ðại học

- Sau đại học: Thạc sĩ & Tiến sĩ

- Chuyên ngành: Y khoa, Luật, Kiến trúc

Khi đến hội thảo, các bạn mang theo tài liệu "Du học Hoa Kỳ" của IVCE, vui lòng in ra từ link sau - http://www.ivce.org/study.php?studyid=0000000002

B. Thời gian & địa điểm của hội thảo như sau:

1. Ðại học Cần Thơ:

- Thời gian: 8.30am. Thứ năm, ngày 2 tháng 6, 2011.

- Địa điểm: hội trường 7, Khoa Nông nghiệp.

- Liên lạc: Phụng, 831530 ext.8457, nhphung@ctu.edu.vn

2. Ðại học KHXHNV Tp.HCM:

- Thời gian: 8.30am. Thứ bảy, ngày 4 tháng 6, 2011.

- Điạ điểm: hội trường lớn, nhà học D. (10-12 Ðinh Tiên Hoàng, Q.1)

- Liên lạc: Nghĩa, 38221910 ext.107, inter_ussh@hcm.fpt.vn

3. Ðại học Nha Trang:

- Thời gian: 8.30am. Thứ sáu, ngày 10 tháng 6, 2011.

- Điạ điểm: phòng hội thảo A, thư viện

- Liên lạc: Hân, 2220797, maihan910@yahoo.com

4. Ðại học Bách khoa Ðà Nẵng:

- Thời gian: 8.30am. Thứ bảy, ngày 18 tháng 6, 2011.

- Điạ điểm: phòng C216, khu C, chương trình tiên tiến.

- Liên lạc: Thảo, 3735112, mienthao2007@gmail.com

5. Hà Nội:

- Thời gian: 8.30am. Thứ bảy, ngày 25 tháng 6, 2011.

- Địa điểm: hội trường tầng 6 nhà D, Thư viện quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi)

- Liên lạc: IVCE, nhipsong@ivce.org

-------

Trong hè năm nay, IVCE cũng sẽ gởi 30 sinh viên người Việt xuất sắc về Việt Nam dạy các lớp SAT, GRE, GMAT, TOEFL nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên Việt Nam đồng thời trợ giúp sinh viên Việt Nam trong việc du học Hoa Kỳ. Các bạn liên lạc với người đại diện của trường để ghi danh. Lịch chính thức như sau:

1. Ðại học Cần Thơ:

- Tháng 6 (ngày 6 – 30): 2 lớp TOEFL, học từ thứ hai đến thứ năm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Tháng 7 (ngày 11 – 29): 4 lớp TOEFL, học từ thứ hai - thứ sáu, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Tháng 8 (ngày 1 – 25): 5 lớp TOEFL & 1 lớp GRE, học từ thứ hai - thứ năm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Liên hệ cô Thơ, 831530 ext. 8392, 0918432361, ntatho@ctu.edu.vn

2. Tp.HCM:

- Tháng 6 (ngày 6 – 30): 4 lớp TOEFL, học từ thứ hai đến thứ năm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Tháng 7 (ngày 4 – 28): 5 lớp TOEFL & 2 lớp GRE & 1 lớp SAT, học từ thứ hai - thứ năm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Tháng 8 (ngày 1 – 25): 6 lớp TOEFL & 2 lớp SAT, học từ thứ hai - thứ năm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Lệ phí: 100,000 VND/tháng, lệ phí dùng để trả stipend, photocopy & đi lại taxi cho người dạy tình nguyện.

- Liên hệ cô Vy: 38249317, 0944890618, hcm@giaoducvietmy.com

3. Ðại học Kinh tế Tp.HCM:

- Tháng 7: thông báo sau

- Tháng 8 (ngày 1 – 25): 4 lớp TOEFL (or Writing/Speaking skill), học từ thứ hai đến thứ năm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Lệ phí: 100,000 vnd/tháng, lệ phí dùng để trả stipend, photocopy & đi lại taxi cho người dạy tình nguyện.

- Liên hệ anh Ngọc: 0903846785, bmngoc1968@yahoo.co.uk

4. Ðại học Nha Trang:

- Tháng 7 (ngày 11 – 29): 4 lớp TOEFL, học từ thứ hai đến thứ sáu, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Tháng 8 (ngày 1 – 25): 4 lớp TOEFL, học từ thứ hai - thứ năm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Liên hệ cô Hân, 2220797, 0983335661, maihan910@yahoo.com

5. Ðại học Bách khoa Hà Nội:

- Tháng 6 (ngày 6 – 30): 2 lớp TOEFL, học từ thứ hai đến thứ nNăm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Tháng 7 (ngày 11 – 29): 4 lớp TOEFL & 1 lớp GRE & 1 lớp SAT, học từ thứ hai - thứ sáu, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Tháng 8 (ngày 1 – 25): 3 lớp TOEFL & 2 lớp GRE & 1 lớp SAT, học từ thứ hai - thứ năm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Lệ phí: 500,000 vnd/tháng, lệ phí dùng để trả nhà ở, chi phí tổ chức & stipend cho người dạy tình nguyện.

- Liên hệ cô Hương, 38682163, huongnl-ctes@mail.hut.edu.vn

6. Ðại học Thái Nguyên:

- Tháng 6 (ngày 6 – 30): 2 lớp TOEFL, học từ thứ hai đến thứ năm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Tháng 7 (ngày 11 – 29): 2 lớp TOEFL, học từ thứ hai - thứ sáu, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Tháng 8 (ngày 1 – 25): 4 lớp TOEFL, học từ thứ hai - thứ năm, mỗi buổi 1 giờ 30 phút.

- Liên hệ cô Hiền, 3751681, 0977404532, phunghien83@gmail.com

IVCE đang cần người tình nguyện viên để phụ giúp IVCE trong việc quảng bá workshop & hội thảo Du Học Hoa Kỳ trong hè. Công việc của người tình nguyên viên là “phân phát tờ thông báo tại lớp học hay văn phòng của mình”. Nếu bạn làm tình nguyện viên, xin vui lòng gởi chúng tôi thông tin:

- Tên:

- Phone:

- Nơi phân phát tờ thông báo:

-------

New York (May 22th, 2011).

IVCE has been launching the "Study Abroad in America" program since 2000 to help students in Vietnam pursue higher education abroad. Our goal is to provide information about admission and scholarships in the U.S., as well as to give students tools to improve their chances of gaining admission and securing financial aid. IVCE has helped more than 6,000 people attend 40 seminars held between 2002 and 2010 throughout Vietnam. Additionally, we have advised over 2,000 people also about how to study abroad in American online. IVCE has a long-term goal of serving 30 to 50 thousand Vietnamese students during 2000-2015.

We believe students who have the opportunity to study abroad will bring back with them ideas and concepts from American universities that can contribute to the development of Vietnam.

According to the Institute of International Education, the number of Vietnamese students in U.S is as follow,


The IVCE education project in Vietnam is quickly becoming the largest volunteer teaching program in Vietnam. This summer, we have 30 volunteers from various colleges, such as UC Berkeley, UCLA, UC San Diego, UC David, UC Irvine, Univ of Washington, Univ of Michigan, Univ of Virginia, George Washington Univ, Brown Univ, Notre Dame Univ, Emory Univ, to conduct 8-week long workshops on the TOEFL, SAT, GMAT, and GRE at colleges throughout Vietnam.

IVCE needs your support to continue the successful "Study Abroad in America" Program in Summer 2011. Please consider supporting education of bright young Vietnamese students by donating whatever you can. To donate online, please click on this link http://www.ivce.org/support.php

$25 $50 $ 100 $200 other amount.

IVCE's numerous contributions to the Vietnamese and American communities in promoting Vietnamese heritage preservation and cultural awareness in U.S and American education in Vietnam have been acknowledged in global media, including Voice of America, BBC Radio, Radio France Internationale, and the Vietnamese media, including Tuoi Tre Newspaper, Thanh Nien Newspaper, Thao Van Hoa Newspaper, VNN, VOV, and more. Please click here to view IVCE news http://www.ivce.org/news.php

Please forward this email to your family and friends in Vietnam whom you think may be interested in supporting our endeavors or attending any of our seminars.

Sincerely,

Thang Tran
President
The Institute for Vietnamese Culture & Education (IVCE).
http://www.ivce.org/

26 thg 5, 2011

Quê hương có gì lạ không em?

Trong các doanh nhân/luật sư thỉnh thoảng hay nói chuyện trên các phương tiện truyền thông ở nhà mình, tôi nể nhất là mấy ông Alan Phan, Đặng Phong, Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Trần Bạt. Cách đánh giá, tiếp cận vấn đề và lập luận của mấy ông này rất khoa học nhưng hết sức nhẹ nhàng, gần gũi và...chắc nùi nụi. Không vòng vo, dài dòng nhưng hời hợt (nếu không nói là phát ngôn cẩu thả, kém chất lượng - ý của tôi) như một số "chuyên gia kinh tế" khác mà nói thẳng vào vấn đề một cách sòng phẳng, trung dung. Hiển nhiên cái gì cũng tương đối, không phải mấy ông này nói cái gì cũng trọn vẹn hết nhưng theo tôi, hầu hết những bộc bạch của mấy ổng rất ngon lành! Nói theo ngôn ngữ dân dã thì đọc tới đâu là ưng bụng tới đó. Tôi đem bài này về đây, các bạn rảnh thì đọc chơi thử xem sao.

*******

Nguồn: http://www.gocnhinalan.com

(Alan Phan)

Tôi tìm gì ở ngoài kia, nơi mà mọi người vẫn dùng những mỹ từ tuyệt nhất để gọi? Quê hương.

Trong số hàng trăm email tôi nhận mỗi tuần, một câu hỏi nhẹ nhàng chợt làm tôi liên tưởng đến chuyện ngày xưa của mình, "Em có nên về quê hương?". Người viết là một sinh viên Việt Nam sắp tốt nghiệp MBA vào tháng 6 tới, có cơ hội để ở lại Mỹ, nhưng phân vân vì nghĩ là quê hương đang cần bàn tay khối óc của mình. Anh cũng nhận xét là cơ hội để tỏa sáng ở một ao hồ như Việt Nam cao và hấp dẫn hơn là làm một nhân viên trung bình tại biển lớn như xứ Mỹ.

Cuối năm 1967, giữa khi đất nước đang còn chiến tranh mù mịt, tôi lửng thửng từ Mỹ quay về Sài Gòn. Gia đình, bạn bè đều ngạc nhiên và khuyên tôi lên bệnh viện Biên Hòa khám tâm thần. Nhưng thời thế đẩy đưa, họ lại còn ngạc nhiên hơn nữa, khi vài năm sau, tôi làm chủ 5 xí nghiệp với hơn 12 ngàn công nhân. Dù sự thành công phần lớn là do may mắn, nhưng quyết định về Việt Nam của tôi đã đem cho tôi những trải nghiệm tuyệt vời, kỳ thú, dù cũng lắm lúc đầy đau thương cay đắng.

Sự quyến luyến với quê hương cũng là những cảm xúc không thể lý giải rõ ràng. Tôi rời quê nhà lúc 18 tuổi, khi trái tim vừa biết mật ngọt của tình yêu, khi giao cảm với cuộc sống còn đượm màu thiên nhiên của cây xanh hoa trái trong mưa nắng hai mùa. Tiềm thức vẫn còn in đậm nét của những kỹ niệm, dù có buồn có vui nhưng nhìn lại thì lúc nào cũng đẹp, nên quyết định quay về có lẽ vẫn là một lực đẩy tiềm ẩn trong tâm hồn, bén rễ sâu hơn lý trí.

Nhưng khi trả lời email cho người bạn trẻ của tôi, tôi phải làm một phân tích theo góc nhìn của một người thứ ba, khách quan và trung thực.

Với một người trẻ vừa ra khỏi trường đại học, nói tổng quan, xứ Mỹ là một thiên đường của cơ hội, một sân chơi bằng phẵng và một lò huấn luyện cho các doanh nhân những kỹ năng chuyên sâu và hợp thời nhất. Mỗi thành công là một bước tiến kỳ diệu, mỗi thất bại là một bài học vô giá cho sự nghiệp về sau. Thêm vào đó, khắp thế giới, không có một thị trường nào lớn, năng động và đồng nhất như Mỹ. Về những ngành nghề đòi hỏi công nghệ cao như IT, tài chánh, y khoa, giải trí, quốc phòng..., các quốc gia mới nỗi như Trung Quốc, Brasil...hay già cỗi như Âu Châu Nhật Bản, còn cần đến nhiều thập niên mới bắt kịp. Thu nhập trung bình hàng năm của một chuyên gia trong các ngành nghề sáng tạo này khoảng $137,000 USD vẫn cao hơn lợi nhuận của rất nhiều doanh nghiệp cỡ trung ở Việt Nam. Do đó, nếu chỉ nghĩ đến tương lai sự nghiệp lâu dài và bền vững, thì các bạn trẻ mới tốt nghiệp đại học sẽ khó tìm một nơi nào "ngon lành" hơn nước Mỹ.

Tuy nhiên, tôi cũng hiểu là đời sống thường nhật của một người Mỹ thường chịu nhiều áp lực về công việc, gia đình, nợ nần (do sự vay mượn quá dễ dàng) và thói quen tiêu xài. Những áp lực về lâu về dài sẽ gây ra những căn bệnh như tim mạch, ung thư... Sự chăm chú vào sự nghiệp làm xao lãng những liên hệ gia đình và bạn bè, nên rất nhiều người Mỹ phải than phiền về sự cô đơn trong cuộc sống. Tóm lại, cái giá phải trả cho một sự nghiệp tốt và bền vững có thể là hạnh phúc của cá nhân và gia đình.

So sánh với Mỹ, thì cơ hội để tìm một việc làm thích hợp và hứng thú tại Việt Nam cho một sinh viên vừa tốt nghiệp không có nhiều. Những kỹ năng gì mà trường đại học Mỹ đã đào tạo cho các bạn trẻ sẽ chóng bị lãng quên vì môi trường làm việc và sự thăng tiến của sự nghiệp không đặt trên căn bản "tài năng" hay "sáng tạo". Sau nhiều năm làm việc ở Việt Nam, một chuyên gia có thể bị tụt hậu rất xa về thu nhập cũng như về kinh nghiệm so với các đồng nghiệp tại Âu Mỹ.

Tuy nhiên, đời sống ở Việt Nam tương đối thư giãn và nhẹ nhàng. Người Việt Nam được xếp hạng là dân xài sang nhất Á Châu (từ tiêu dùng đến giải trí) nói rõ hiện tượng vui hưởng tận cùng, không cần biết đến ngày mai. Gia đình và bạn bè lúc nào cũng bao quanh, chia sẻ cho nhau những tiếng cười lẫn nước mắt, những giúp đỡ lẫn đòi hỏi. Mặc cho một môi trường tệ hại về khói bụi và ô nhiễm, căn bệnh thường thấy ở nước ta là bệnh về gan, mật (vì nhậu quá nhiều) và phổi, ung thư cổ họng (vì hút thuốc, không phải bụi khói).

Riêng về kinh doanh, đúng như bạn sinh viên MBA đã nói, khả năng thành công ở một sân chơi nhỏ như VN sẽ dễ dàng hơn, nhất là nếu may mắn sinh ra trong một gia đình có nhiều quan hệ với các "nhân vật" của xã hội. Tuy vậy, sự thành công này thường giới hạn ở lãnh thổ nước ta: tôi chưa thấy một doanh nghiệp Việt Nam nào thành công rực rỡ khi ra biển lớn. Trong khi đó, không thiếu những doanh nhân Việt kiều tại Mỹ, Âu Châu và Úc đã đạt những thành tích làm mọi người chúng ta hãnh diện.

Do đó, nếu có một lời khuyên cho các bạn trẻ đang bước vào đời từ đại học, tôi sẽ phải nói là nên tìm cách ở lại Âu Mỹ để tìm thêm kinh nghiệm, kiếm thêm ít tiền tiết kiệm, và tạo thêm những mối quan hệ cần thiết tại xứ người. Sau đó, nếu thực sự muốn về quê hương đóng góp trí tuệ và tâm sức, thì nước ta vẫn còn đây và nhu cầu về nhân lực cấp cao vẫn sẽ rất nhiều, trong 5 hay 10 năm tới. Lúc đó, bạn đã có một số vốn khá tốt về kỹ năng, kinh nghiệm cũng như khả năng giao tiếp với quốc tế. Như bố tôi vẫn thường nói khi sinh tiền "Con muốn giúp một người nghèo, thì đừng bao giờ làm một người nghèo. Thế giới này hơi dư người nghèo rồi"

Nói theo lý trí thì vậy, nhưng trong lòng tôi vẫn còn những gắn bó không sao lý giải với quê hương. Gần đây, tôi thường về lại Sài Gòn ngay trong những ngày đang bận rộn công việc. Tôi về đây không phải để kinh doanh: trong một hội thảo của doanh nhân người Việt ở San Jose tháng rồi, tôi nói là các bạn muốn làm ăn thành công ở Việt Nam phải thay đổi và làm theo cái tư duy của người Việt Nam. Giống như lái xe trên các đường phố ở Hà Nội hay HCM, bạn sẽ gây ra không biết bao nhiêu tai nạn nếu bạn khăng khăng giữ cái tư duy của người Mỹ về luật lệ hay phản ứng của các tài xế xe khác. Tôi cũng không về để ăn chơi: tôi không thích ăn nhậu vì sức khỏe không cho phép; và ở tuổi 66, với bệnh đãng trí, tôi thường quên không biết phải làm gì khi đối diện với một cô gái đẹp. Tôi cũng không mơ mộng để mà tưởng tượng "quê hương là chùm khế ngọt". Tôi không ăn khế và luôn nghĩ là rau quả ở Thái Lan ngon ngọt và tươi mát hơn.

Còn đi tìm lại những kỷ niệm ngày xưa thì thực sự dòng đời dâu biển và văn hóa mới đã cuốn trôi theo chiều gió những dấu vết của quá khứ. Những con đường lá me đầy bóng mát khu đại học đã bị chặt trụi và hè đường là một bãi đậu xe mênh mông, chen lẫn những quán cóc dơ dáy, đầy rác rưởi. Những tà áo tím e ấp bên dòng sông Hương đã đi về đâu, chỉ còn những bộ âu phục lỗi thời, quê mùa và lạc giọng. Những mẫu chuyện cười nhỏ bé dễ thương của tuổi trẻ trong quán café đã được thay thế bằng những lời chào mua bán dự án hay các khẩu hiệu khó khăn rỗng tuếch.

Vậy tại sao tôi vẫn hay về đây? Tôi tìm gì ở ngoài kia, nơi mà mọi người vẫn dùng những mỹ từ tuyệt nhất để gọi? "Quê hương". Cái âu yếm êm đềm khi thả hồn vào những đêm thao thức? Hay cái hoang tưởng thơ mộng về những con người hiền hòa bên ruộng lúa tre xanh? Cho đến khi tôi đọc lại bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" của Hữu Loan về những nghịch lý của cuộc đời, tôi mới thấu hiểu là mỗi người trong chúng ta đều có những tâm hồn tơi tả như những chiếc áo rách vai của anh lính trẻ, luôn đi tìm một nơi hay một người để khâu vá lại.
Sau cùng, tôi muốn nói với người bạn trẻ vừa quen qua Email, "Hãy quên đi những phân tích, lý luận, biện giải về quê hương. Em cứ nhìn vào tận đáy thẳm của tâm hồn và tự hỏi mình, trong những buổi chiều mưa xa xứ, có lúc nào em như người lính trẻ, nhớ về một hình bóng nào đó, và muốn hát trong màu hoa tím của ngày xưa.

"Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chết sớm. mẹ già chưa khâu".

25 thg 5, 2011

Thế hệ kế tiếp sẽ xây dựng lại nước Nhật như thế nào

Bản dịch của Lý Lan từ blog của Harvard Business Review (http://blogs.hbr.org/cs/2011/05/how_generation_next_is_rebuild.html).


*******
Nguồn: http://lylan.blogspot.com/2011/05/he-ke-tiep-se-xay-dung-lai-nuoc-nhat.html

Hiện nay nước Nhật đang trong cơn khủng hoảng, nhưng tương lai đất nước này có thể vững như bàn thạch, căn cứ vào cách thức mà thanh niên nước này hồi phục sau trận động đất, sóng thần và tai họa năng lượng nguyên tử xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Từ lúc đó, những người ở tuổi hai mươi, ba mươi, đã sử dụng Mạng và các kỷ thuật nối mạng xã hội như Twitter và Facebook, thu thập và phổ biến dữ liệu thông tin hữu ích; hợp tác với những người mà họ chưa từng gặp mặt; và lập những đề án cứu nguy đang được thực thi, đồng thời qui tựu tài nguyên hổ trợ những đề án đó.

Thí dụ, sau khi Nhật bị động đất vào trưa ngày 11 tháng 3, hệ thống xe buýt và xe điện bị đình đốn, hàng ngàn người gồm cả nhân viên văn phòng và học sinh bị mắc kẹt. Họ có mấy lựa chọn đều khó khăn: Hoặc chờ ở đâu đó cho đến khi hệ thống vận chuyển hoạt động lại mặc dù không ai biết đến khi nào thì việc đó mới xảy ra. Hoặc đi bộ hàng chục dặm trên những con đường ngỗn ngang ách tắc. Hoặc tìm một chốn tá túc qua đêm.

Vì vậy, trường học, công ty, trung tâm thành phố, và ngay cả tư nhân đã mở cửa cơ quan hay nhà của mình cho những người hoàn toàn xa lạ vào nghỉ. Tuy nhiên, những người kẹt giữa đường làm sao biết được nơi nào để mà đến. Nhận ra vấn đề này, một nhóm thanh niên Nhật là lập trình viên máy tính đã nhanh chóng lập ra một bản đồ tương tác của thành phố Tokyo trên Mạng và dùng Twitter để phát tán thông tin đó. Chỉ trong vài giờ bản đồ đã được cập nhật đầy thông tin về những nơi chốn tạm trú. Đến nửa đêm, hơn 180.000 người đã truy cập bản đồ và dữ liệu, và nhiều người đi làm nơi xa nhà cuối cùng đã không trải qua khổ nạn ngủ đêm ngoài trời trong giá lạnh.

Nhiều lãnh đạo trẻ của các công ty lớn ở Nhật đã tiên phong lap vào những chương trình giúp đỡ dân chúng trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai. Chẳng hạn, Tamihito Takshima, 30 tuổi, lãnh đạo của Win Roader, một doanh nghiệp gia đình chuyên cung ứng hàng tái sử dụng, đã lập tức đưa ra một kế hoạch Tấm lòng – đến – Tấm lòng nhằm chuyển giao hàng hóa đến những người ở trong vùng bị nạn. Một người 30 tuổi khác, Daisuke Kan, lãnh đạo của công ty thức uống Cheerio, tha thiết muốn tặng những lon nước uống tăng lực Life Guard đến những nơi người ta thiếu nước uống và đồ ăn. Anh bèn gọi điện thoại cho bất cứ ai mà anh cho là có thể giúp được, khởi đầu với công ty xe buýt và kết cuộc là kết nối với hãng cung ứng Win Roader để chuyển giao hàng ngàn lon nước tăng lực đến những người cần chúng.

Chỉ trong ba ngày sau trận động đất, những tổ chức phi lợi nhuận như ETIC – tổ chức này vun dưỡng tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên Nhật – đã phát động một chương trình hổ trợ những ai có nhu cầu đặc biệt, như người già, người khuyết tật, phụ nữ thai nghén, những người bị động đất dồn đến cảnh sống nhờ ở đậu. Những chuyên viên cứu trợ tai họa đã hướng dẫn 200 người tình nguyện, hầu hết là sinh viên, lập thành từng đội tỏa ra các nơi tạm trú và cứu hộ ở phía Bắc Nhật bản để tìm hiểu nhu cầu và bảo đảm cho các trại này được điều hành có hiệu quả. Đồng thời, một đội quyên góp ở Tokyo đã lập ra một hệ thống tập hợp hàng hóa và dịch vụ mà người bị nạn thực sự cần, phối hợp với hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận, và tuyển thêm người tình nguyện.

Nhiều công ty dịch vụ mạng xã hội đã lập tức phát động những chương trình quyên góp cứu trợ động đất. Thí dụ, một ngày sau khi động đất, mạng xã hội di động Gree, đã phát động một dịch vụ biểu tượng (avatar) gọi là Gree Volunteer. Người sử dụng có thể mua biểu tượng và các thứ cho biểu tượng bằng tiền Gree. Bằng cách này, khoảng một triệu người đã quyên góp 180 triệu yen cho Gree trong vòng 2 tuần đầu sau động đất. Một dịch vụ mạng xã hội khác, Mixi, phát động một chương trình tương tự và quyên được 160 triệu yen từ 2,2 triệu người sử dụng.

Chính nhóm thanh niên Nhật ở tuổi 30 và 40 đã vạch ra và thực hành những sáng kiến đó. Họ đã tập hợp từ giữa thập niên 1990, khi Nhật trải qua một loạt hiểm họa như trận động đất Hanshin, cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học trên xe điện ngầm ở Tokyo, và nhiều công ty bị phá sản. Lúc đó sinh viên các trường đại học bắt đầu những cuộc tranh luận về sự cần thiết tạo lập một xã hội có một hệ thống giá trị mới. Một số người đã trở thành chính trị gia thay vì đi làm việc cho các công ty hay cơ quan nhà nước. Một số khác khởi lập những doanh nghiệp kiểu mới. Và nhiều người thành lập những tổ chức phi lợi nhuận, như ETIC. Họ cũng đã thiết lập một mạng quốc gia để kết nối những đề án tiên phong rất hay, chính điều này đã khiến cho họ có thể sẵn sàng giúp ích xã hội sau trận động đất.

Cho đến bây giờ, thế hệ già vẫn thường giễu cợt thanh niên Nhật là bầy-ăn-cỏ và nội hướng. Bị coi là “Bầy-ăn-cỏ” vì chúng tiêu xài, ăn nhậu, và chơi bời kém xa cha chúng. “Nội hướng” vì chúng thích sống ở Nhật hơn. (Căn cứ vào con số hồ sơ nộp vào các trường học ở nước ngoài sút giảm, và nhiều người làm việc cho các công ty kinh doanh Nhật như Mitsui và Mitsubishi không chịu ra nước ngoài làm việc.) Tuy nhiên, sau ngày 11 tháng 3, chính những người trẻ này đã minh chứng là họ có năng lực đối phó với khủng hoảng và xây dựng một tương lai mới cho Nhật bản – bằng những cách khác hẳn.

22 thg 5, 2011

The middle-income transition

Không phải người trong ngành nên lâu nay nghe khái niệm "bẫy thu nhập trung bình" trên các phương tiện thông tin đại chúng tôi cũng chưa biết nó tròn méo ra sao. Đây là một đoạn trích trong cuốn sách của Michael Spence nói về cái này, rất dễ tiếp cận đối với người ngoại đạo, tôi lượm ở đây, bạn nào thích thì đọc cho vui.

*******
Nguồn: Michael Spence (2011). The Next Convergence: The Future of Economic Growth in a Multispeed World (Kindle Locations 1723-1736). Farrar, Straus and Giroux. Kindle Edition.

16. The Middle-Income Transition

Most countries that grow to middle-income levels slow down, and some even stop growing. The exceptions are relatively few: Japan, Korea, Taiwan, Hong Kong, and Singapore. Here we explore some of the challenges associated with making this transition. It is important. China is entering the middle-income transition now. Brazil is successfully restarting its growth as a middle-income country. India is about ten to fifteen years from entering the same process. Russia is a middle-income country in which it is at present unclear whether the structural dynamics of sustained growth have been initiated. Much in the global economy will depend on the success of these upcoming navigations. Middle-income transition refers to that part of the growth process that occurs when a country’s per capita income gets into the range of $5,000 to $10,000. At this point, the industries that drove the growth in the early period start to become globally uncompetitive due to rising wages. These labor-intensive sectors move to lower-wage countries and are replaced by a new set of industries that are more capital-, human capital–, and knowledge-intensive in the way they create value. This transition turns out to be very problematic. There is a very strong tendency to try to hold on to the known successes. And it is hard for policy makers to sit idly by while competition shrinks known sources of employment. The techniques for resisting the structural evolution are many: subsidies, increasing protection in the form of tariffs, management of the exchange rate so as to keep the cost of exports down, and the like. There are potentially powerful domestic interests that create pressure in this direction.


As a result, there is a tendency for growth to stall at this point. The graph above illustrates this effect, and also two of the exceptions— Korea and Taiwan. In both these cases, policies were adapted to promote rather than impede the microeconomic structural transformation. Similar exceptions are the city-states Singapore and Hong Kong (before its formal reconnection with the PRC). Though not shown on the graph, Japan also maintained high growth through the middle-income transition. In talking about structural change earlier, I spoke about my trip to Korea as it was entering the middle-income transition. There was universal concern about the loss of growth momentum. High-quality, labor-intensive manufacturing was migrating to lower-cost countries like China. Jobs and industries were threatened. The press framed the issue in terms of what was needed to protect the competitiveness of the declining industries and their employment. This was perfectly natural. What was more unusual is that the government saw that the structural transformation was inevitable if incomes were going to continue to rise. It therefore dramatically shifted the focus of policy and public-sector investment away from targeting labor-intensive export sectors and toward education, applied research, and attracting talent back from abroad. It withdrew from much of its earlier industry-level planning and support and turned the dynamics over much more to the private sector. Korean companies, stalwarts of the low-cost manufacturing era, invested in developing global brands. They became powerhouses in research.


Samsung, a manufacturer of household appliances, astonished Western observers by announcing its intention to develop and make semiconductor memory chips. This was viewed as lunacy in the West. But ten years after the announcement, Samsung produced the first working 256megabit memory device, a major milestone in the semiconductor industry. The external skeptics have quieted down. As you can see from the graph shown here, South Korea continued to grow and is now very close to advanced-country income levels. What is not visible in the graph is that it is a very different economy than it was twenty-five years ago. It may be the most advanced country in the world in terms of broadband Internet connectivity and use, for example. What happens in the middle-income transition is a combination of positive and negative forces. As incomes rise, labor-intensive processing industries with relatively low value added become internationally uncompetitive relative to other countries in a less advanced state. They are replaced by higher-value-added industries and functions within industries, both upstream in the value-added chain in product development and more capital-intensive parts of manufacturing, and in the downstream part with marketing, global reach, and brand building. Service industries grow in size and employment to serve a growing and shifting pattern of domestic demand as the middle class grows in size and consumption. The new emerging economy is more capital-, human capital–, and knowledge-intensive. The pattern of importing knowledge and technology starts to shift from importing technology to developing and exporting it, part of the journey to advanced-country status. The key inputs to this process are education, investment in research, and urbanization. The government stops targeting specific labor-intensive and export-oriented sectors for development. It stands back to let the market forces take over. It becomes less hands-on at the microeconomic level. This transition is more than a little scary and requires a leap of faith. What is disappearing is highly visible, while what is hoped will appear is much less so.

There is also a structural change on the demand side in the middle-income transition. At about this point, a middle class appears and grows. With higher incomes, they buy more, and they buy different things, more closely matched to the production side of the economy. Therefore, an important part of the supply side of the economy grows and shifts its focus to domestic demand. Exports also shift to high-value-added activity and continue to be a driver of growth. But the domestic market, with its rising incomes, starts to assume a more prominent role in determining the structural evolution and patterns of growth of the economy. In short, more growth is traceable to the domestic-economy demand than is true at earlier stages. The more advanced parts of the complex Chinese economy are now at the middle-income transition stage, particularly in the wealthier coastal areas. The critical question for the future of the country and the global economy is whether the mandatory economic restructuring that has characterized the past thirty years of sustained high growth will continue and shift in a way that supports the microeconomic evolution of the economy. Without it, growth will begin to slow. Thus far, China’s economy and its policy makers have been flexible and have accommodated the structural change. Indeed, policy makers in China appear to understand very well that continued growth requires more rapid structural transformation. But there is some dissent. As profit margins shrink in the labor-intensive manufacturing sector, pressure builds to protect the known source of employment growth, the pattern that worked so well in the past. I will come back to China’s structural challenges in Part IV, when I discuss the prospects for sustaining.

Một số cách hủy hoại nền đại học - Phần 2 (hết)

Nguồn: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=4075&CategoryID=6

(Nguyễn Tiến Dũng)

Tha hóa

Các trí thức theo đúng nghĩa phải là những con người có tư cách đàng hoàng. Hay như theo cách nói của nho giáo, đại học là phải tuân theo “tam cương lĩnh” minh đức – tân dân– chí thiện. Tiếc rằng, rất nhiều người ở đại học kể cả nhiều nhà khoa học có trình độ khoa học cao không có được tư cách như vậy, mà đã bị “tha hóa”, để trở thành những lực lượng phá hoại đại học. Họ gây bè, kéo cánh trong đại học, trù dập những nhà khoa học khác không chịu luồn cúi đối với mình, bán rẻ công lý lấy quyền lực và danh hão, v.v.

Có rất nhiều cách làm “tha hóa” con người nói chung, và giảng viên đại học nói riêng. Chẳng hạn như:

- Đề bạt lên chức không dựa trên trình độ chuyên môn, mà dựa trên các quan hệ quyền lực và sự biết luồn cúi và nịnh hót những người “phía trên”.

- “Lương ít bổng nhiều”. Lương chính thức thì ít, nhưng bổng lộc (dành cho những ai ăn cánh, một cách tùy tiện và thiếu minh bạch) thì nhiều, là một cách hiệu quả làm thoái hóa trí thức: khi phải lựa chọn giữa việc “chịu làm nô lệ để được nhận bổng” và “không chịu nô lệ chấp nhận chết đói”, ít ai sẽ đủ dũng cảm nhận giải pháp thứ hai. Khi đã “nhận bổng” thì là như “há miệng mắc quai”, không còn dám lên tiếng phản đối những điều mà mình nhận thấy là sai trái, trở nên đồng lõa với những sự lộng quyền hay tham nhũng phía trên. Chế độ “lương ít bổng nhiều” này là một hình thức cai trị “ràng buộc mềm” thịnh hành từ thời phong kiến, nhưng đến thế kỷ 21 này nó vẫn còn tồn tại.

- “Chạy theo thành tích”. Ví dụ, tỷ lệ tốt nghiệp cao được lấy làm thước đo thành tích chính (mà coi nhẹ các yếu tố khác), dẫn đến ngay xu hướng dễ dãi trong dạy và học, khuyến khích gian lận thi cử. Hậu quả là chất lượng đào tạo xuống cấp, và cả giáo viên và học sinh trở thành những kẻ gian lận.

- “Đếm bài ăn tiền” (hay có thể gọi là kiểu thô thiển hóa các thước đo thành tích khoa học). Ở bên Anh, từ thời Thatcher, các nhà chính trị không hiểu gì về khoa học muốn “đo lường thành tích khoa học” bằng các thước đo thô thiển mà họ hiểu được. Và thế là họ đưa vào các tiêu chuẩn “định lượng” thô thiển: công trình khoa học được đo bằng bài báo, bài báo được đo bằng tạp chí đăng nó, tạp chí được đo bằng “impact factor”, và thế là mọi thứ qui về mấy con số ngô nghê như “số bài báo” hay “chỉ số ảnh hưởng”, mà không tính đến chất lượng thật sự ra sao. Xu hướng này được nhân rộng ra trên thế giới, nhiều nước sử dụng, trở thành một trào lưu đáng ngại. Nó làm cho rất nhiều nhà khoa học trên thế giới, kể cả những người đã có tiếng tăm, thay vì làm những kết quả có ý nghĩa lớn đăng trong 1-2 bài báo chất lượng cao, thì sẽ viết thật nhiều, một kết quả cũng phải chia 5 xẻ 7 thành nhiều bài vụn vặt, và viết cả nhiều bài hoàn toàn nhảm nhí, cho được nhiều bài, rồi tạo các “băng nhóm” trích lẫn nhau nhiều lần v.v., để có “bảng thành tích” đẹp, bỏ rơi cái gọi là “integrity” (sự trung thực) trong khoa học.

- “Không phải việc của tôi”. Như người ta nói, xã hội muốn tồi tệ đồi bại đi, thì chỉ cần người tử tế im lặng (do “sợ” hoặc “ngại”) để kẻ xấu hoành hành, hoặc bỏ rơi người bị nạn. Tương tự như vậy, nếu ở đại học mà có những kẻ gian (như “tiến sĩ khoa học” mua bằng) ngồi đó mà từ ban giám hiệu trở xuống không làm gì để đuổi việc hay kỷ luật kẻ gian cả (mà chỉ xì xào sau lưng), ai cũng nghĩ “đấy không phải việc của mình, đụng chạm vào thiệt thân” thì là một hệ thống đã bị đồi bại hóa, tha hóa. Tệ hơn nữa, là khi mà có các quan chức hay nhân viên trong ngành đại học, việc rõ ràng thuộc trách nhiệm của họ phải làm nhưng họ không làm, đợi đến lúc nào có người đến cầu cạnh đút lót lúc đó mới làm.

"Dân chủ" không phải lối

Sự dân chủ hóa đại học cũng góp phần làm cho hệ thống đại học phát triển nhanh trên thế giới trong mấy thế kỷ qua. Một trong các hệ quả tốt đẹp là, ngày càng có nhiều người được học đại học, có được văn hóa cao. Tuy nhiên, từ “dân chủ” có thể bị hiểu sai nghĩa, bị lạm dụng, tạo ra những kiểu “dân chủ không phải lối”, có hại cho hệ thống đại học nói riêng và cho xã hội nói chung. Một số các kiểu dân chủ không phải lối đó là:

Coi sinh viên và giảng viên ngang bằng nhau. Câu nói kiểu như “sinh viên là chủ của đại học” là câu nói “mị dân” nghe thì hay, nhưng không phản ánh đúng sự thật. Theo lẽ tự nhiên, trong một ngôi nhà có bố mẹ và trẻ em, thì thường bố mẹ phải là chủ ngôi nhà và có trách nhiệm nuôi nấng trẻ em, chứ không phải ngược lại. Đại học tương tự như vậy: sinh viên là những người mà đại học có tránh nhiệm “nuôi nấng” về mặt tinh thần cho trưởng thành, nhưng không phải “ông bà chủ” ở đó. Trong quan hệ thầy-trò, thì người thầy phải có “oai” trò mới nghe, mới dạy được trò. Khi đặt thầy trò ngang bằng nhau, thầy không có “oai” trong con mắt trò, thì thầy nói trò không nghe, không dạy được trò. Tất nhiên, không phải người thầy nào cũng tốt, và sinh viên cần có quyền góp ý cho thầy hay khiếu nại về những người thầy dạy không nghiêm túc, nhưng điều đó không có nghĩa là “bình đẳng thầy trò”. Và thầy có oai không có nghĩa là thầy nói gì trò cũng phải chấp nhận thế là đúng, không dám hỏi lại. Đối ngược lại với thái cực “dân chủ quá trớn” là thái cực “thầy độc tài trò thụ động” cũng không tốt cho đại học.

Coi những người thư ký hay phụ trách hành chính ngang bằng với giáo sư, hay thậm chí coi phụ trách hành chính quan trọng hơn giáo sư. Bộ phận hành chính là để phục vụ các giảng viên chứ không phải ngược lại. Khi cơ chế khiến cho các bộ phận hành chính và các thư ký trở nên quan trọng hơn giáo sư, thì họ sẽ trở nên lũng đoạn đại học, biến cả giáo sư lẫn sinh viên thành các “nô lệ” của mình.

Mô hình “đại học sọt rác” (université poubelle). Ở Pháp, sự “dân chủ hóa quá mức” đại học dẫn đến có hai hệ thống đại học song song: hệ thống “grandes écoles” (trường lớn) và hệ thống “universités” (đại học tổng hợp). Về mặt chất lượng giảng viên, chất lượng nghiên cứu, và lương bổng, thì hai hệ thống này tương đương với nhau. Về ngành nghề thì có hơi khác nhau (bên “grandes écoles” thiên về kỹ thuật hơn, bên “universités” thiên về lý thuyết hơn) nhưng cũng có nhiều ngành chung và université cũng có thể mở các ngành kỹ thuật. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở sự tuyển sinh viên và chế độ cho sinh viên: sinh viên muốn vào grande école thì phải thi tuyển, còn vào université thì chỉ cần bằng tốt nghiệp phổ thông, không phải thi (và cũng không mất học phí). Hệ quả là, grande école chọn được các sinh viên giỏi, còn université thành cái “sọt rác” hứng toàn bộ các sinh viên còn lại, trong đó một phần khá lớn là quá kém, văn hóa thấp, lười biếng, bỏ học nhiều. Tất nhiên một đại học với sinh viên như vậy sẽ dần mất đi “tên tuổi” của mình.

Phung phí tài nguyên

Ném tiền bừa bãi ngân sách dành cho đại học cũng là một cách phá hoại nền đại học. Vì tiền khi ném vào những chỗ không đem lại hiệu quả (mà có thể rơi vào túi một số cá nhân nào đó), thì không còn tiền cho những chỗ khác đang rất cần tiền để phát triển, có thể đem lại hiệu quả cao hơn nhiều. Ví dụ như mua những máy móc thí nghiệm rất đắt rồi bỏ đấy không dùng (vì người cần dùng máy và người có quyền quyết định mua là hai người khác nhau, người mua không phải là mua vì người dùng, mà là vì được hưởng lợi tư từ việc mua đó).

Phung phí thời gian của sinh viên và của giảng viên, làm ra những chương trình đào tạo bắt sinh viện bỏ quá nhiều thời gian vào học những môn “vô bổ” không nơi nào cần đến, những kiến thức đã lỗi thời, cũng là một hình thức phá hoại đại học, làm giảm giá trị của nó.

Bỏ rơi sinh viên

Không có sinh viên, thì cũng không còn đại học.

Một sai lầm mà các đại học nghiên cứu hay mắc phải, đó là quá coi nặng phần nghiên cứu mà coi nhẹ phần đào tạo. Bởi vậy có nhiều giáo sư giỏi về nghiên cứu, nhưng dạy học kém, hay thậm chí dạy không nghiêm túc, do sự đánh giá quá thiên lệch về nghiên cứu tạo ra. Điều này làm ảnh hưởng xấu tới sinh viên, và làm mất uy tín đại học.

Khi mà đại học tuyển sinh theo lý lịch, hay theo khả năng trả học phí, thì đó cũng là một cách bỏ rơi các sinh viên giỏi nhưng con nhà nghèo hoặc “lý lịch tồi”.

Tất nhiên, khi giảng viên bị bỏ đói, thì hệ quả là sinh viên bị giảng viên bỏ rơi (hay tồi tệ hơn, là giảng viên coi sinh viên là nguồn thu nhập của mình bằng cách bán điểm, bán bằng), như đã viết phía trên. Khi giảng viên bị hút tâm trí vào những việc kiếm tiền khác, thì họ sẽ không thể dạy hay được, vì họ không còn thời giờ để quan tâm tới sinh viên, để cải thiện cách dạy học sao cho hay hơn, và kiến thức của họ cũ kỹ không được cập nhật, không theo kịp thời đại.

***
Ngoài các cách kể trên, ắt hẳn còn nhiều cách khác. Chẳng hạn như quan liêu hóa: tạo dựng bộ máy quan liêu quản lý đại học thật nặng nề cồng kềnh, để làm bất cứ cái gì cũng đòi hỏi thật nhiều giấy tờ, giải quyết bất cứ công việc gì cũng chậm chạp, làm mất thật nhiều thời gian của mọi người và tiền của của đại học, v.v.

(Báo Tia sáng)

Một số cách hủy hoại nền đại học - Phần 1

Chuỗi hai bài này nội dung không mới, nếu không nói là "biết rồi, khổ lắm, nói mãi!" nhưng tôi đem về đây để làm tài liệu tham khảo. Dẫu sao xã hội vẫn cần những người nói tích cực như vầy bên cạnh những những người âm thầm, miệt mài với những đóng góp hết sức nhỏ nhoi trong bức tranh tổng thể như mớ bòng bong của nền giáo dục chúng ta ở thời điểm hiện tại (chứ không phải xoi mói, chỉ trích)! Nếu tôi đoán không lầm thì ông Nguyễn Tiến Dũng này là GS Toán Nguyễn Tiến Dũng ở Đại học Toulouse (Pháp).

*******

(Nguyễn Tiến Dũng)

Để có thể đảm nhiệm hai sứ mệnh đào tạo và nghiên cứu đem lại lợi ích cho toàn xã hội của mình, hệ thống đại học cần có được sự tụ hợp của nhiều điều kiện thuận lợi trong một quá trình phát triển lâu dài. Tuy nhiên, trong lịch sử, hệ thống đại học không phải lúc nào cũng có được những điều kiện thuận lợi để phát triển, mà trái lại, luôn có các thế lực hay chính sách vì cố tình hay vô ý đã và đang hủy hoại nền đại học.

Cắt giảm kinh phí

Không cần đàn áp các học giả hay phá hủy cơ sở vật chất, mà chỉ cần bỏ đói họ, không cung cấp đủ kinh phí cho các đại học hoạt động, thì các đại học cũng sẽ tự khắc xuống cấp, thoái hóa.

Sự bỏ đói dễ nhận thấy nhất, là khi các giáo sư đại học được trả lương cực thấp so với các nghề khác, có khi thấp hơn cả nhân viên quèn ở các hãng tư.

Thời Xô Viết, các nhà khoa học tuy không giàu, nhưng đủ sống và được chăm lo bao cấp nhiều khoản, không phải lo về vật chất, có thể yên tâm giảng dạy nghiên cứu khoa học. Bởi vậy đó là thời kỳ hoàng kim của khoa học Nga nói chung. Khi chính quyền Xô Viết sụp đổ, chế độ mới lên thay đã bỏ rơi giáo dục và đại học trong hai thập kỷ 1990-2010, khiến cho nền giáo dục và nền đại học của Nga xuống cấp trầm trọng về chất lượng, đặc biệt là đại học. Trong khi kinh tế tư nhân ở Nga “bùng nổ”, giá cả ở Matxcơva trở nên đắt đỏ loại nhất thế giới, và thu nhập trung bình của người dân Matxcơva cũng trở nên thuộc loại khá cao trên thế giới (chủ yếu nhờ vào xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có), thì thu nhập của giảng viên đại học ở Nga chậm thay đổi, không theo kịp sự trượt giá. Vào thời điểm 2010, lương giáo sư của MGU (đại học danh giá nhất nước Nga) chỉ có khoảng 1000 USD một tháng, trong khi một kỹ sư máy tính xoàng cũng có thể được 2-3 nghìn USD/tháng.
Hệ quả tất yếu của việc cắt giảm kinh phí là sự chảy máu chất xám. Nếu như trước 1991 số lượng các nhà khoa học Nga “vượt biên” sang phương Tây còn tương đối hiếm (trừ những người gốc Do Thái đi khỏi Nga về Israel), thì trong suốt giai đoạn 1991-2010 có sự ra đi ồ ạt của các nhà khoa học Nga sang phương Tây và sang cả các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Những người còn ở lại Nga thì cũng thỉnh thoảng ra nước ngoài kiếm sống, bỏ rơi sinh viên trong nước, hoặc “chân trong chân ngoài”, hoặc tệ hơn là tham nhũng thoái hóa, bán điểm, làm luận án thuê, v.v. Nhiều giáo sư hay tiến sĩ của Nga sẵn sàng viết thuê luận án, bán danh dự để nuôi thân.

Các nước Đông Âu như Ba Lan và Hungary, sau khi không còn XHCN và sáp nhập vào với Cộng đồng châu Âu, đã có chính sách tốt hơn trong quá trình chuyển đổi, không bỏ đói đại học một cách tồi tệ như Nga, nên các nhà khoa học ở các nước đó (cũng giỏi không kém gì ai) phần lớn yên tâm làm việc ở nước mình, không phải “chạy loạn” như các nhà khoa học Nga.

Tình hình ở Pháp tất nhiên không đến nỗi tồi như ở Nga, nhưng cán bộ đại học hay nghiên cứu khoa học Nhà nước của Pháp cũng được trả lương khá thấp so với nhiều nước tiên tiến khác. Một tiến sĩ trẻ được nhận vào làm nghiên cứu viên CNRS ở Paris (là một công việc khá “danh giá”) nhưng đi thuê nhà không thuê được, vì với mức lương CNRS như vậy không ai cho thuê nhà. Theo một thống kê (xem: http://nicolas.tentillier.free.fr/Salaires/index.html), lương khởi điểm của “maitre de conference” (“giảng viên chính”) ở Pháp bị giảm liên tục trong hơn 20 năm 1986-2008 sau khi đã trừ đi lạm phát (tức là lương tăng chậm hơn so với lạm phát), lương năm 2008 chỉ có sức mua bằng khoảng 85% lương năm 1986, trong khi nền khi tế đi lên nhiều trong hơn 20 năm đó.

Chính phủ Pháp vào năm 2010 đang “làm bộ” quan tâm hơn đến khoa học với những cải cách này nọ, nhưng về cơ bản thì cán bộ đại học vẫn bị đối xử tệ. Ngay chính sách tài trợ nghiên cứu của Pháp hiện tại cũng không khuyến khích được mọi người tích cực nghiên cứu hơn. Nói một cách nôm na, đó là chính sách “20% tốt, 80% dốt” (tiếng Pháp: “20% de bons, 80% de cons”). Có nghĩa là người ta đặt ra một qui định khá máy móc tùy tiện là, chỉ có 20% số giảng viên đại học xin tiền phụ cấp nghiên cứu được xếp hạng “tốt” và được phụ cấp nghiên cứu, thường trong quãng 4 nghìn đến 6 nghìn Euro/năm). Còn lại 80% giáo sư/phó giáo sư, dù có tích cực nghiên cứu cũng không được phụ cấp, và điều này khiến cho nhiều người chán nản bỏ nghiên cứu.

Thế hệ trẻ khi thấy tấm gương bị bỏ đói của các thầy cô giảng viên đại học của mình, thì sẽ không còn ham muốn đi theo con đường nghiên cứu và giảng dạy khoa học. Hệ quả là, đất nước sẽ ỳ ạch mãi hoặc lụi bại dần về khoa học và công nghệ, dẫn đến kém phát triển về lâu dài. Điều này không chỉ thấy ở Nga hay ở Việt Nam, mà ngay ở Pháp và một số nước tiên tiến khác cũng đang diễn ra: xã hội không coi trọng khoa học, sinh viên không thích đi theo khoa học, lượng sinh viên đăng ký học các ngành khoa học ngày càng giảm.

Một xu hướng ở nhiều nước hiện nay là, mỗi khi Chính phủ có khó khăn về tài chính (chẳng hạn do phải vung tiền cứu giới tài chính sau khi giới này đầu cơ làm loạn tài chính và kinh tế thế giới), thì hệ thống đại học là một trong những nơi dễ bị cắt giảm ngân sách nhất. Cắt giảm ngân sách cũng là một cách “bỏ đói” đại học. Dù rằng đại học có là động lực để phát triển kinh tế về lâu dài, và kinh tế trước nay được hưởng dương rất nhiều từ đại học, và hệ thống đại học không phải là nơi gây ra các khó khăn khủng hoảng về kinh tế, nhưng trước mắt chỗ nào cắt được thì họ cứ cắt. Nhiều nhà chính trị nhìn “không xa quá mũi”, đối với họ các nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu có ảnh hưởng tốt chung đến xã hội trong những lĩnh vực không đếm ra được ngay thành tiền (như văn hóa, nghệ thuật, tinh thần) chẳng có ý nghĩa gì mấy, và ngân sách cho những chỗ đó càng dễ bị cắt giảm. Ở Anh, theo tin BBC ngày 15/10/2010 (xem: http://www.bbc.co.uk/ news/education-11550619), hệ thống đại học sẽ bị cắt giảm ngân sách đến 4.2 tỷ bảng Anh. Điều này ắt hẳn sẽ làm cho Anh trở nên kém cạnh tranh trên thế giới về chất lượng đại học và khoa học, và làm cho nền kinh tế Anh trì trệ thêm về lâu dài.

Việc cắt giảm kinh phí đại học hiện không chỉ xảy ra ở Anh, mà còn ở các nước khác như Mỹ, Tây Ban Nha, v.v. với lý do “khó khăn kinh tế”. Chẳng hạn ở Tây Ban Nha, các giảng viên đại học đều bị giảm lương khoảng 6%. Một điều hơi khó hiểu là, Chính phủ Mỹ một mặt in tiền và tung các gói “kích cầu” khổng lồ nhằm vực kinh tế khỏi suy thoái, nhưng một mặt lại cắt giảm kinh phí cho đại học, mà đại học chính là một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Nếu như trong những thập kỷ trước, nước Mỹ thu hút được nhiều nhân tài từ các nước khác trên thế giới do đổ nhiều tiền vào đại học, cho nhiều học bổng cho học sinh nước ngoài, v.v. thì ngày nay thế mạnh đó của Mỹ đang giảm đi (trong khi thế mạnh của Trung Quốc tăng lên).

Thương mại hóa

Hầu hết các đại học lớn quan trọng nhất trên thế giới, dù là Đại học công như Cambridge hay là đại học tư như Princeton, hiện đều là các đại học phi lợi nhuận, còn các đại học vì lợi nhuận chỉ tạo thành một phần nhỏ của hệ thống đại học. Lý do là, các đại học là các tổ chức có ảnh hưởng dương rất lớn đến xã hội (nói theo thuật ngữ kinh tế, là có “positive externality”), làm lợi chung cho toàn xã hội. Chính vì toàn bộ xã hội được ảnh hưởng dương rất lớn từ hệ thống đại học, nên có thể coi đại học là của cải chung của xã hội, và xã hội có trách nhiệm “nuôi” nó. Các đại học tư phi lợi nhuận do các doanh nhân giàu có bỏ tiền tài trợ, cũng là một hình thức đóng góp và gây ảnh hưởng đến xã hội của họ. Các đại học vì lợi nhuận có vai trò nhất định trong xã hội, nhưng không đem lại được lợi công cho xã hội như là đại học phi lợi nhuận, mà mục đích chính của chúng là đem lại lợi tư cho chủ sở hữu. Các đại học vì lợi nhuận sẽ chỉ chú trọng đầu tư vào những gì sinh lời tư nhanh chóng, mà không đầu tư vào những hướng nghiên cứu hay đào tạo có ảnh hưởng tốt lâu dài đến toàn xã hội. Bởi vậy, xã hội muốn được hưởng nhiều thành quả từ hệ thống đại học, thì không thể dựa vào đại học vì lợi nhuận, mà cần dựa vào đại học phi lợi nhuận. (Cũng vì vậy, ở Việt Nam, khi một số “chuyên gia kinh tế” xui chính phủ nên cổ phần hóa các đại học công lớn. Đây là một ý tưởng sai lầm, sẽ chỉ làm lợi cho một số tư nhân mà làm hại chung cho toàn đất nước).

Tuy nhiên, ở một số nước tư bản hiện nay, song song với xu hướng cắt giảm ngân sách Nhà nước cho đại học, đang có một xu hướng khá nguy hiểm là thương mại hóa đại học, dần dần biến chúng thành các “công ty thương mại”. Khi các đại học không còn được Chính phủ hay tổ chức từ thiện cung cấp kinh phí, mà chủ yếu dựa vào hợp đồng với các hãng tư nhân vì lợi nhuận cho ngân sách khoa học của mình, thì việc nghiên cứu khoa học bị bóp méo đi, các nghiên cứu có lợi chung cho xã hội bị bỏ rơi, “cha chung không ai khóc”, chỉ có những nghiên cứu đem lại lợi tư được phát triển. Sự tự do tư tưởng trong nghiên cứu cũng sẽ mất dần đi. Từ “giáo sư” sẽ mất dần đi ý nghĩa “người thầy” cao quí của nó, mà dần dần biến thành nghĩa “người làm công ăn thuê cho các ông bà chủ nắm quyền ở đại học”.

Việc đại học hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, để điều chỉnh công việc đào tạo và nghiên cứu cho thích hợp với nhu cầu xã hội, là việc tốt và cần thiết. Việc doanh nghiệp tài trợ cho đại học, đổi lấy sự đảm bảo nguồn nhân lực trí thức và sự hỗ trợ về khoa học công nghệ, là việc tốt. Nhưng nếu đại học trở nên quá phụ thuộc về kinh tế vào các doanh nghiệp tư, thì lại thành xu hướng nguy hiểm: đấy là xu hướng nô lệ về kinh tế, trở thành tay sai cho các quyền lợi tư, mất đi ảnh hưởng dương đến chung toàn xã hội. Một ví dụ gần đây về sự nguy hiểm của việc nô lệ hóa đại học về kinh tế là, khi xảy ra vụ nổ giàn khoan dầu của công ty British Petroleum ở ngoài vịnh Mexico vào tháng 04/2010, dẫn đến một lượng dầu hỏa rất lớn chảy ra biển và tràn vào các bờ biển gây tác hại lớn cho môi trường và cho người dân, thì British Petroleum đã liên tục tìm cách “bịt mặt” công chúng, đưa ra các con số thiệt hại nhỏ hơn nhiều lần thực tế. Họ thuê các chuyên gia đại học đi điều tra về vụ này, nhưng lại ra điều kiện là các kết quả điều tra được phải nộp lại cho British Petroleum mà không được cho công chúng biết. Khi ăn tiền như vậy, thì đại học không còn giá trị xã hội nữa, mà thành tay sai của công ty tư nhân.
Đại học Luxembourg (mới thành lập từ năm 2003 ở Luxembourg) là đại học công, nhưng là một ví dụ về việc quản lý đại học như là công ty thương mại. Trong cái “công ty thương mại” đó, giáo sư chỉ là một nhân viên dưới quyền quản lý của cấp trên trực tiếp, và ngược lại là sếp của mấy cấp dưới trực tiếp (phụ giảng, postdoc), chứ không có được sự tôn trọng như là người thầy và sự tự do như ở những nơi khác. Giáo sư cho đến nghiên cứu sinh ở Luxembourg phải đến phòng làm việc ngồi hàng ngày “từ 9 giờ đến 5 giờ” và mỗi năm được cấp một số ngày phép y hệt như là các nhân viên bàn giấy. Khi nghỉ phép, thì họ “được phép” dừng hết mọi hoạt động khoa học. Nhưng kiểu quản lý như vậy hoàn toàn trái ngược với truyền thống của giới khoa học (làm việc không kể giờ giấc, cả khi đi nghỉ hay khi ở nhà vẫn nghĩ về khoa học, không cần “ngày phép” chính thức, nhưng cần tự do). Kiểu quản lý đó khiến cho sinh viên thì không có được thói quen làm việc của nhà khoa học mà chỉ thành những nhân viên làm công ăn lương, còn các nhà khoa học giỏi thì ít muốn đến trường Luxembourg làm việc tuy lương ở đó khá cao.

Một biểu hiện của xu hướng thương mại hóa, là khi sinh viên được coi thành “khách hàng”, quan hệ giữa trường đại học và sinh viên không còn là một quan hệ có trách nhiệm xã hội trong đó, mà xuống cấp thành quan hệ thương mại “kẻ mua – người bán”. Khách hàng là “thượng đế”, nên đại học sẽ ra sức “chiều” sinh viên, đổi “điểm tốt” lấy tiền. Giảng viên thì không dám kỷ luật sinh viên không nghiêm túc hay cho điểm xấu những sinh viên học kém, vì sợ làm “mếch lòng thượng đế”. Hậu quả là lạm phát văng bằng, chất lượng đào tạo không đảm bảo, học ấm ớ vẫn có đủ các thứ bằng miễn là nộp đủ tiền. Xu hướng thương mại hóa cũng góp phần tạo rào cản cho những học sinh học giỏi nhưng ít tiền không vào được đại học (kể cả đại học công), trong khi con nhà giàu học dốt thì được nhận học. Hệ quả là vừa lãng phí đầu tư công và lãng phí tiềm năng xã hội, vừa làm tăng phân biệt giàu nghèo.

Một biểu hiện nữa của xu thế thương mại hóa, là việc bỏ quá nhiều tiền cho các trò có tính quảng cáo, ví dụ như trò thi đấu thể thao. Theo ông trưởng khoa toán ở Đại học California Berkeley (một đại học công hàng đầu của Mỹ) cách đây không lâu, Berkeley hiện chi đến 25% ngân sách của trường cho các trò thể thao không liên quan gì đến khoa học, và người được trả lương cao nhất đại học Berkeley (trên 1 triệu USD/năm) không phải là một nhà khoa học danh tiếng lừng lẫy nào, mà là ông huấn luyện đội tuyến bóng bầu duc (American football) nghiệp dư của trường ! Tại sao trong khi tiền cho khoa học thì thiếu, mà trường công lại chi quá nhiều tiền cho thể thao ? Ban giám hiệu giải thích là, việc đó cần thiết để gây thanh thế cho đại học và nhận được tài trợ của các nhà hảo tâm.

Khi xã hội và các nhà hảo tâm nhớ đến các đại học vì thành tích “tiêu khiển tốt”, thay vì các đóng góp về đào tạo và nghiên cứu, thì giá trị đích thực của đại học đã bị giảm đi.

(Báo Tia sáng)

(còn tiếp)

10 thg 5, 2011

Tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà

Tôi thuộc loại lẩu thập cẩm nên nhạc đỏ, nhạc vàng, hay cải lương gì tôi cũng làm tuốt hết [vì dở tệ như nhau :)], trừ..."nhạc trẻ". Nhiều khi có dịp tụm năm tụm ba hay đi karaoke thì tôi cũng "Bạch Thu Hà ơi, Bạch Thu Hà hỡi" mà không hề biết là nhân vật chính trong tình sử nổi tiếng này có liên quan đến Võ Tánh. Ngoài ra, trong tuồng này, nghệ sĩ hay phục trang kiểu cổ nên tôi cũng tưởng soạn giả Viễn Châu viết vở này dựa trên một tích nào đó bên Tàu. Ai dè, bài này...Việt Nam từ đầu tới cuối :)

*******
(Nguyễn Phấn Đấu)
Người dân đồng bằng nào mà không biết bài ca cổ “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà” của soạn giả Viễn Châu. Cách đây hơn 40 năm, khi bắt đầu biết đọc chữ, tôi đã dùng mấy đồng tiền ăn quà để mua tờ giấy in bài ca cổ này bày bán trên nền chợ trước trường học. Tôi đã thuộc lòng và thỉnh thoảng lại hát bài ca nói về chuyện tình bi tráng đẹp như cổ tích của Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà.

Tôi cứ nghĩ, đây là tích truyện Tàu nào đó thuộc đời Tống, đời Đường, giống như Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Lữ Bố - Điêu Thuyền…Cho tới một lần, tôi về Gò Công (Tiền Giang), ghé thăm miếu thờ Võ Tánh và thú vị biết rằng câu chuyện Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà rất gần gũi với đất đồng bằng quê mình.

Miếu thờ Võ Tánh…

Từ thị xã Gò Công đi về hướng biển vài cây số là đến ấp Gò Tre – xã Long Thuận – thị xã Gò Công. Bên vệ đường, cạnh gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giữa khu vườn cây dại mọc um tùm là ngôi miếu nhỏ dột nát, rêu phong, đó là: di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh – Miếu thờ Hoài Quốc Công Võ Tánh, thân sinh của chàng trai Võ Đông Sơ trong câu chuyện tình của bài ca cổ nói trên. Võ Tánh sinh năm 1768, quê gốc ở làng Phước Tỉnh thuộc tỉnh Trấn Biên (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu). Cha mẹ mất sớm, Võ Tánh cùng với người nhũ mẫu trôi dạt về vùng Gò Công ngày nay. Lớn lên, Võ Tánh trở thành chàng trai khỏe mạnh, giỏi võ và gan dạ, đã tập hợp thanh niên trong vùng thành lập “đoàn quân nghĩa dõng” chuyên trấn áp trộm cướp, giữ an lành cuộc sống cho người dân Gò Công.

Võ Tánh đã giương cờ phò Chúa Nguyễn Phúc Ánh, được Chúa gả em gái là công chúa Ngọc Du. Trong cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh – Tây Sơn, Võ Tánh lập nhiều công trạng, được Nguyễn Ánh giao trấn thủ thành Bình Định. Đến khi quân Tây Sơn bao vây thành, biết không thể đương đầu, Võ Tánh gửi thư cho quân Tây Sơn xin đừng tàn sát binh sĩ và tự thiêu trên tường thành (ngày 7.7.1801). Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua đã truy tặng Võ Tánh là “Dực vận Công thần Thái úy Quốc công”. Về sau Vua Minh Mạng truy phong Võ Tánh là Hoài Quốc Công. Sau khi Võ Tánh qua đời, người dân Gò Công đã lập miếu thờ để ghi nhớ công ơn của ông đối với vùng đất này. Hàng năm vào các ngày 26 và 27 tháng 5 âm lịch, người dân Gò Công tổ chức cúng Võ Tánh khá tươm tất. Năm 2005 miếu thờ Võ Tánh được công nhận Di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh.

Tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà

Vào khoảng đầu thập niên 1960, ở Sài Gòn xuất hiện cuốn sách nhỏ (có hình minh họa) viết về tình sử Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà. Cuốn sách ghi rõ: Võ Đông Sơ là con của Hoài quốc Công Võ Tánh và công chúa Ngọc Du; Bạch Thu Hà là con quan Tổng trấn Tây Thành. Sau khi Võ Tánh và Ngọc Du lần lượt qua đời, Võ Đông Sơ sống với người chú ruột tại Bình Định. Khi Triều đình mở khoa thi để chọn tướng tài dẹp giặc ngoài biển Đông, Võ Đông Sơ lên đường ứng thí. Dọc đường, chàng trai họ Võ đã ra tay đánh cướp cứu tiểu thư Bạch Thu Hà trên đường đi lễ chùa gặp nạn. Dưới ánh trăng rằm, bên ngôi cổ tự, hai người đã thề nguyện chuyện trăm năm, hẹn ước về một cuộc trùng phùng…Sau đó Võ Đông Sơ thi đỗ và lãnh quân đi dẹp giặc. Ở nhà Bạch Thu Hà bị gia đình bắt phải lấy chồng nên đã bỏ trốn khỏi nhà, thân gái phiêu bạt với nhiều gian truân. Khi hay tin Võ Đông Sơ tử trận, Bạch Thu Hà quyên sinh để giữ trọn niềm trung trinh với người tình. Từ câu chuyện tình này, soạn giả Viễn Châu đã viết hai bài ca cổ “Võ Đông Sơ” (Minh Cảnh hát) và “Bạch Thu Hà” (Lệ Thủy hát), trong đó bài “Võ Đông Sơ” đã trở nên quen thuộc với mọi người yêu thích ca cổ, trong đó có những đoạn: “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi - Đường dài mịt mùng em không đến nơi - Mây nước buồn cơn lửa binh - Hết kể chuyện chung tình – Khóc than riêng em một mình… Bạch Thu Hà, Bạch Thu Hà ơi! Nàng đã bao phen vượt suối trèo non để giữ vẹn tiết trinh, ta mấy bận lao mình trong nắng gió. Chuyện hàn huyên chưa cùng nhau cạn tỏ, thì giọt máu chung tình đã nhuộm thấm chinh y. Từ đây hết nợ hết duyên, hết ân hết ái, lưỡi gươm thiêng ta xin gởi lại cho người yêu lý tưởng Bạch Thu Hà…”.

Còn lại cho đời

Những chuyện tình kết thúc trong đau thương như “Romeo – Juliet” (ở nước Anh), “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài” (Trung Quốc) hay “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà”, “Lan và Điệp” (ở nước ta) luôn là niềm cảm hứng cho các môn nghệ thuật và sống mãi với thời gian. Người đời ghi nhớ những câu chuyện tình đó vì nó là biểu tượng của sự thủy chung và quá đau thương. Nhưng theo tôi, còn có lý do quan trọng khác nữa là: ngầm nhắc những người trong cuộc của các mối tình trọn vẹn hãy biết quý trọng hạnh phúc mà mình đạt được! Với ý nghĩa đó, tình sử “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà” sẽ có giá trị mãi với đời. Người đời sau sẽ còn hát bài ca về câu chuyện tình của họ như là cách bày tỏ khát vọng về hạnh phúc, tình yêu, lòng thủy chung.

Ngôi miếu thờ Võ Tánh lại là một câu chuyện khác. Ngày trước, người dân tự giác lập miếu thờ Võ Tánh như là người ơn của mình vì ông đã có công trấn áp trộm cướp, giữ yên lành cho cuộc sống người dân Gò Công. Họ hàng ngày nhang khói, hàng năm cúng giỗ chu đáo, chăm sóc chu đáo, giữ gìn tươm tất ngôi miếu (được trùng tu năm 1956)…Thế nhưng, hiện miếu thờ Võ Tánh đang xuống cấp nặng, khu di tích trở nên hoang tàn: nhà hội (kề bên miếu) có thể sụp đổ bất cứ lúc nào; ngôi miếu chính bị dột nát; khuôn viên miếu đầy cây dại…Nguyên nhân của sự xuống cấp, theo ông Phạm Hồng Hiếu, thành viên Ban Quản trị Miếu Võ Tánh, người trực tiếp hàng ngày nhang khói ngôi miếu, do ngôi miếu đã là di tích LSVH cấp tỉnh, người dân không được quyền tùy tiện tác động vào hiện trạng ngôi miếu. Sự vận động đóng góp tu sửa miếu cũng khó hơn trước, do tâm lý chờ đợi nguồn vốn của Nhà nước, trong khi đó, nguồn vốn của Nhà nước thì có giới hạn.



PS: Có vài đoạn trong clip này NS. Kim Tử Long "cải biên" một chút so với bản gốc nhưng mình xài chùa nên chịu thôi :)

9 thg 5, 2011

Phác thảo đề án đê biển đa dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long

Ý tưởng của ông Ngô Thế Vinh: xây một con đê ven biển chạy suốt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi rất thích thú với ý tưởng này, dù nó mới chỉ là phát họa ban đầu của tác giả. Đây chính là vấn đề "phát triển bền vững" mà tôi đã hơn một lần đề cập đến trước đây. Thực ra, hiện nay mình cũng đang triển khai mấy dự án do các tổ chức phi chính phủ (NGO) tài trợ ở vùng ven biển Kiên Giang, Cà Mau. Người ta chỉnh dòng, lấn biển bằng cách trồng sú, vẹt nhưng nó chỉ mang tính cục bộ thôi (so với cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dù kinh phí rất lớn). Hơn nữa, theo tôi thì các dự án đang triển khai có tính chất "đối phó" hơn là một cái nhìn dài hạn, tổng thể (như đúng nghĩa phát triển bền vững). Với thực lực của ta, vào thời điểm này thì những siêu dự án như vầy chắc cũng khó mà được quan tâm nhưng tôi đem về đây để chúng ta tham khảo thêm chút thông tin về hiện trạng và viễn cảnh của vùng sông nước trù phú này. 

*******

MEKONG-CỬU LONG 2011 NHÌN XA NỬA THẾ KỶ TỚI [2]


PHÁC THẢO


DỰ ÁN ĐÊ BIỂN ĐA DỤNG


ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

A POSSE AD ESSE / TỪ KHẢ NĂNG TỚI HIỆN THỰC


NGÔ THẾ VINH

Nguồn: http://www.vietecology.org

LỜI MỞ ĐẦU – Đây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng bằng sông Cửu Long “Nhìn xa nửa thế kỷ tới”. Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.

Do áp lực mạnh mẽ của các quốc gia thuộc Lưu vực dưới sông Mekong, kể cả cộng đồng quốc tế, cho dù Lào đã đã có quyết định tạm ngưng khởi công xây con đập thủy điện Xayaburi 1,260 MW, là con đập thủy điện dòng chính đầu tiên trong dự án 9 con đập của Lào; một dấu mốc được International Rivers Network/IRN và các nhà hoạt động môi sinh coi như một “thắng lợi”, nhưng cũng để thấy rằng đây chỉ là bước trì hoãn tạm thời.

Nếu so với hai con đập thượng nguồn Tiểu Loan/Xiaowan 4,500 MW và Nọa Trác Độ/Nuozhadu 5,850 MW của Trung Quốc, mỗi con đập có công suất trên dưới lớn hơn 5 lần con đập Xayaburi, và riêng đập Tiểu Loan có hồ chứa lớn hơn cả tổng dung tích 11 con đập hạ lưu cộng lại, nhưng Bắc Kinh thì vẫn cứ ngang nhiên triển khai kế hoạch khai thác thủy điện sông Mekong của họ cho do dù có phản ứng chống đối của dư luận quốc tế. Sự khác biệt rất rõ ràng: Trung Quốc là một nước lớn với lý lẽ của kẻ mạnh và đầy tham vọng vươn lên như một siêu cường, Lào chỉ là một quốc gia nhược tiểu nghèo nàn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ từ bên ngoài để có thể thực hiện được các dự án đập của mình.

Khi mà Việt Nam là một trong những quốc gia lớn tiếng nhất chống dự án đập Xayaburinhưng Hà Nội sẽ ăn làm sao nói làm sao, khi mà chính một công ty nhà nước Petrovietnam Power Co. lại đứng tên tham gia vào dự án xây con đập thủy điện Luang Prabang 1,410 MW trên dòng chính sông Mekong lớn hơn cả con đập Xayaburi. Để tiến tới xây dựng một “Tinh thần Sông Mekong/Mekong Spirit” Việt Nam không thể có một thứ tiêu chuẩn nước đôi/double standard như vậy.

Lượng giá về một chính sách ngắn hạn

Cho dù ý thức được tiến trình không thể đảo nghịch trong nỗ lực khai thác tiềm năng thủy điện sông Mekong, nhưng chúng ta vẫn có nhu cầu phải đòi hỏi sự trong sáng và minh bạch/transparency, và những lượng giá môi sinh đúng mức cho những bước khai thác bền vững/sustainable development.

Chúng ta rất cần thêm thời gian, bằng những cuộc vận động không những trong phạm vi vùng mà cả với dư luận quốc tế. Kinh nghiệm tích cực với con đập thủy điện Xayaburiđáng là một bài học. Nhưng cũng để thấy có những hạn chế và khác biệt. Thay vì là con đập Xayaburi, giả thiết nếu đó là mộttrong 2 con đập Sambor hay Stung Treng của Cam Bốt với ông Thủ tướng là ông Hun Sen, thì liệu có đạt được một thỏa hiệp trì hoãn như đối với chánh phủ Vạn Tượng hay không, khi mà ông Hun Sen luôn luôn khẳng định rằng các con đập thủy điện thượng nguồn không có gì phải quan tâm; tất cả là do khí thải carbon/carbon emissionsvà thay đổi khí hậu/climate change (6).

Lượng giá về một chính sách dài hạn

Do những nguyên nhân tích lũy, [1] Những con đập thượng nguồn, chủ yếu là các con đập Bậc Thềm Vân Nam của Trung Quốc với những hồ chứa khổng lồ làm giảm lưu lượng nước, giảm lượng phù sa xuống Đồng bằng sông Cửu Long, khiến không chỉ nước mặn càng lấn sâu vào vùng châu thổ mà còn tạo ra hiện tượng sạt lở như với mũi Cà Mau hiện nay; [2] Hiện tượng hâm nóng toàn cầu/global warming do tăng lượng khí thải CO2 từ than đá và dầu khí, làm tan dần những tảng băng nơi hai cực Bắc và Nam, cùng với khối băng tuyết cao nguyên Tây Tạng còn được gọi là Cực Thứ Ba/Third Pole; hậu quả là nước biển ngày càng dâng cao. Theo các nghiên cứu về biến đổi khí hậu, mực nước biển có thể dâng cao từ 0.8 m tới 1.5 m vào năm 2100. Chỉ cần nước biển dâng cao 1 mét, thì 90% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm dưới mực nước biển [Hình 1].

Hình 1: Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm dưới biển mặn vào năm 2100 khi mực nước biển dâng cao 1m.
Trước viễn tượng một Đồng bằng sông Cửu Long – vốn là vựa lúa nuôi sống cả nước, không chỉ thiếu nguồn nước ngọt mà còn bị sạt lở và sẽ chìm trong biển mặn; Việt Nam sẽ không có một chọn lựa nào khác hơn là hình thành một dự án vĩ mô/mega-project xây dựng [1] một con đê biển đa dụng ngăn mặn và; [2] hai hồ chứa nước ngọt từ hai vùng trũng thiên nhiên là Đồng Tháp Mười và Đồng Cà Mau (3).

Bài viết thứ hai này, chủ yếu giới thiệu khái quát về một dự án phác thảo Con Đê Biển Đa Dụng Ngăn Mặn cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy là bước rất sơ khởi, chỉ mới là khái niệm/conceptual kỹ thuật nhưng đây là công trình trí tuệ của anh Ngô Minh Triết, P.E. – một Kỹ sư cấu trúc / Structural engineer (1), với sự cộng tác của anh Phạm Phan Long, P.E. trong Nhóm Bạn Cửu Long; anh PP Long cũng là thành viên sáng lập Hội Sinh Thái Việt/Việt Ecology Foundation.

Mục tiêu của đê biển đa dụng

Như tên gọi ban đầu, mục tiêu chính của đê biển là ngăn mặn do hậu quả nước biển dâng cao và do lưu lượng “dòng chảy tối thiểu” từ thượng nguồn xuống Đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng sút giảm.

Do hệ thống đê biển không nằm trên đất liền mà xa bờ, nên không có tổn phí phải mua lại đất/land acquisition, mà có khả năng tạo những hồ chứa trong vùng đệm giữa đê biển và bờ biển thiên nhiên hiện tại. Với thời gian, do nguồn nước đổ xuống từ thượng nguồn, cộng với lượng nước mưa, nước trong vùng đệm sẽ bớt mặn, tiềm năng khai thác chăn nuôi thủy sản như các loại cua biển, tôm sú trong vùng nước lợ/brackish water với nguồn lợi thu về sẽ rất lớn.

Con đê biển không những có hiệu quả tránh sạt lở giữ được đất, mà còn tạo thêm những vùng đất mới/land reclamation, tăng diện tích canh tác và cả triển vọng hình thành những đô thị mới. Phải xem đây là một trong những nguồn lợi tức lớn và lâu dài để trả về một cách xứng đáng cho nguồn vốn đầu tư rất lớn để xây dựng công trình.

Con đê biển cũng sẽ là một hệ thống xa lộ vòng đai của Đồng bằng sông Cửu Long. Theo kỹ sư Ngô Minh Triết, bề mặt đê biển có thể rộng tới 25 m, đủ cho một xa lộ hai chiều, không chỉ cần thiết để bảo quản công trình, mà cả có tầm quan trọng chiến lược về giao thông, kinh tế và quốc phòng, khi mà biển Đông đã và đang là vùng tranh chấp gay gắt với nước lớn Trung Quốc [Hình 2].

Hình 2: Đồng bằng sông Cửu Long và Đê biển ngăn mặn từ độ sâu 3 m - đường màu đỏ.
Gió và mặt trời cũng sẽ là nguồn năng lượng thiên nhiên phong phú có thể khai thác trên các vùng đất mới phía trong theo suốt chiều dài con đê biển. Và không thể không nghĩ tới một nguồn lợi tức đáng kể khác là du lịch sinh thái/ecotourism, với các môn thể thao trên nước, như trượt nước, đua thuyền, câu cá/sport fishing…

Tính khả thi của dự án và phác họa mô hình đê biển

Cấu tạo địa chất đáy biển vùng cận duyên quanh Đồng bằng sông Cửu Long: 65% là đất phù sa/silt, 25% là đất sét/clay, và phần còn lại là cát. Vùng cận duyên hướng ra biển không sâu và khá phẳng, có độ dốc từ 0.8:1000 tại các vùng cửa sông, 5.0:1000 nơi vùng mũi Cà Mau.

Dự trù đê biển sẽ nằm trong vùng cận duyên có độ sâu trung bình là 3 m, chiều dài đê biển từ Gò Công vòng qua mũi Cà Mau tới Hà Tiên, tính theo hình ảnh vệ tinh là khoảng 600 km.

Đê biển được nối lại với nhau nơi mỗi cửa sông bằng những công trình cầu để bảo đảm tàu bè vẫn dễ dàng di chuyển hai chiều từ biển vào sông lên tới tận Nam Vang, do Mekong là một con sông quốc tế/international river.

Kỹ thuật và nhân công chủ yếu là từ địa phương. Nguyên liệu chính là đất sét, cát từ đáy biển được chứa trong những bọc/geotextile containers (một loại bao polyester rất bền và thấm nước), sau đó được gia cố bằng đá nhỏ với concrete xi- măng. Cát từ biển cũng có thể dùng để tạo những bờ biển mới phía ngoài con đê [Hình 3].

Hình 3: Mặt cắt ngang đê.

Các giang cảng nội địa như cảng Cần Thơ sẽ được chuyển rời ra phía ngoài con đê. Sẽ có những “xa lộ đường dẫn” như hình nan quạt từ đê biển đi vào các cửa sông, tới những trung tâm thị tứ và các trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Rút ngắn được thời gian giao thông sẽ là một cải thiện đáng kể cho các bước phát triển kinh tế thịnh vượng của Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngay từ ban đầu, ý thức được rằng đây là một công trình không chỉ có quy mô quốc gia, mà cả cho toàn Lưu vực lớn Sông Mekong/Greater Mekong Subregion, với thời gian là những đơn vị “thập niên”, đòi hỏi một ngân sách rất lớn hàng chục tỉ USD, không chỉ từ ngân sách quốc gia, mà cần tới sự tài trợ của của các nước Mỹ, Nhật, Úc… và các cơ quan tài chánh quốc tế: WB/World Bank, ADB/Asia Development Bank…Theo ước tính sơ khởi, số tiền đầu tư cho dự án Đê biển chống mặn Đồng bằng sông Cửu Long chắc hắn sẽ ít hơn so với số vốn 56 tỷ USD mà nhà nước định tài trợ cho siêu dự án đường sắt cao tốc.

Và quan trọng hơn hết là cần có một “think tank” tập hợp tất cả “chất xám” từ mọi lãnh vực chuyên môn từ thủy học, quan trắc địa chất, thay đổi khí hậu, môi sinh…của mọi tầng lớp người Việt trong nước cũng như bên ngoài, cùng với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm từ hai quốc gia như Hòa Lan - vùng đất thấp và Hàn Quốc với công trình Saemageum và cũng không thể không nói tới Ủy hội sông Mississippi/Mississippi River Commission, từng có rất nhiều kinh nghiệm về đê điều và đang là tổ chức kết nghĩa với sông Mekong từ tháng 7, 2009 do sáng kiến của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (5).

Một Việt Nam sống còn

Nếu biết rằng, nửa sau của thế kỷ 21 này, sẽ không còn Đồng bằng sông Cửu Long, một vựa lúa nuôi sống cả nước, sông Tiền, sông Hậu sẽ là hai con sông chết vì thiếu nguồn nước ngọt do những con đập thượng nguồn nhưng lại dư độ mặn do biển Đông dâng cao, với hậu quả là sẽ không còn một nền văn minh miệt vườn, không còn một phần hình hài trẻ trung và đầy sức sống của cả nước; trước kịch bản ấy, không thể không khởi động làm một điều gì và lời giải đáp chắc chắn đòi hỏi rất nhiều trí tuệ, khởi đi từ tinh thần sáng tạo, hình thành một “ý tưởng lớn” cùng với ý chí và quyết tâm thực hiện. Và cũng để nhắc lại, là sẽ không có cái giá để mặc cả và thời gian thì có thể hơn giới hạn một đời người, để bảo vệ vùng đất định mệnh nhưng là một linh địa của dân tộc Việt.

Từ một đất nước trong suốt chiều dài lịch sử, luôn luôn chìm đắm trong những cuộc chiến tranh, cũng là biện minh cho sự thiếu vắng những công trình kỳ vĩ. Đây chính là thời kỳ để đất nước Việt Nam chuyển từ một nền “Văn hóa chiến tranh/Culture of war” sang một nền “Văn hóa hòa bình/Culture of peace” cùng với bước đầu nhận thức phải thực hiện một công trình xây dựng không chỉ có tính cách “sống còn” nhưng tự nó đã là một kỳ quan về “kiến trúc sinh thái” trong thiên niên kỷ của dân tộc Việt.

Nguồn an ninh lương thực thế giới

Việt Nam, Thái Lan cho đến nay vẫn là hai nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới. Nhưng điều nghịch lý là nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thì vẫn sống “dưới mức nghèo khó” và không những thế, con cháu họ còn đứng trước thảm họa “mất đất sống”. Với dân số trên trái đất này ngày càng gia tăng theo cấp số nhân, và các nguồn lương thực quan trọng lại đang bị đe dọa trầm trọng bởi chuỗi những thảm họa do chính con người gây ra. Riêng với Đồng bằng sông Cửu Long, thảm họa không chỉ đến từ phương bắc do những con đập thượng nguồn Trung Quốc, từ phía đông nam do biển mặn dâng cao hậu quả của hâm nóng toàn cầu. Cứu Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là cứu một phần đất đai màu mỡ của Việt Nam, mà cũng là cứu một vựa lúa quan trọng của thế giới. Hiểu như vậy, thì sự tham dự hỗ trợ của nhiều quốc gia khác trong công trình Con đê biển đa dụng chống mặn là một nghĩa vụ quốc tế trong thế kỷ toàn cầu hóa/globalization.

NGÔ THẾ VINH
California, 05-05-2011

THAM KHẢO:

1/ Đê Biển Chống Mặn Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngô Minh Triết, P.E.; Mekong Sea Dyke, A Concept Paper / Draft, 04, 2011

2/ Thực Trạng Bi Đát của Lưu Vực Sông Mekong, Sáng Kiến Lancang-Mekong, Phạm Phan Long, P.E., Viet Ecology Foundation 1, 2011,www.vietecology.org/Article.aspx/Article/64

3/ Mekong-Cửu Long 2011 Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới, Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation, tháng 1, 2011,www.vietecology.org/Article.aspx/Article/63

4/US – Mekong Basin Cooperation follows ASEAN Meeting, Vientiane, Laos PDR, Jul 30, 2009, www.mrcmekong.org

5/ Mekong-Mississippi Hai Dòng Sông Kết Nghĩa: Những Tương Đồng và Khác Biệt, Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation, tháng 8, 2009, www.vietecology.org/Article.aspx/Article/58

6/ Hunsen backed China’s often-criticized development plans for the Mekong River, Phnom Penh, Jun 29, 2005, (AFP)

7/ Hun Sen denies China Dams Impacts; Thomas Miller & Cheang Sokha; Phnom Penh Post, Nov 17, 2010

8/ The Mekong, Environment and Development, Hiroshi Hori, United Nations, University Press, Tokyo 2000

9/ Vùng Đất Ngập Đồng Tháp Mười, Trần Ngươn Phiêu, Thế Kỷ 21 số 219, tháng 7, 2007

10/ On the Mekong, ABetter Way. Qin Hui, Economic Observer. Where China and the World Discuss the Environment. December 25, 2010.