(Đàm Hà Phú)
Xin nhắc lại rằng đây không phải là những gì trích từ trong sách của tôi (ngoại trừ mấy dòng in nghiêng ở phần trước), đây chỉ là văn chương blog và những ý kiến hoàn toàn mang tính chủ quan.
Bây giờ tôi xin nói tới kinh nghiệm cá nhân tôi, dĩ nhiên là không hoàn toàn đúng với số đông nhưng tôi, trong một đặc điểm rất xấu của cá tính, luôn cho rằng mình đã đúng.
Theo tôi, một số các kỹ năng sau mà cho đến khi tốt nhiệp đại học một tân cử nhân bắt buộc phải có.
1. Kỹ năng viết:
Không gì có thể rèn luyện kỹ năng này tốt hơn việc đọc, đọc sách, đọc báo, đọc giáo trình…và những luận văn môn học, các bài thi mở hoặc luận văn tốt nghiệp là những cơ hội để trình bày khả năng viết của bạn, tập viết bài gửi báo (thực ra rất đơn giản, tôi sẽ trình bày ở một bài khác) và viết các kế hoạch hoạt động cho cá nhân và nhóm của mình. Khi có được kỹ năng này cộng với vốn tiếng Anh của trường, việc viết một cover letter hoặc CV trở nên đơn giản vô cùng.
2. Kỹ năng nói:
Một đứa trẻ cũng biết nói, nhưng nói trước đám đông, nói để thuyết phục người khác, nói để trình bày và chứng minh quan điểm của mình đòi hỏi cần có kỹ năng nhất định. Đừng ngại là người nói nhiều. Hãy nói khi có cơ hội, tập kể các câu chuyện, tập cách pha trò, luôn luôn gợi chuyện và trò chuyện với người khác, đặc biệt là người lớn tuổi. Đến dự các buổi hội thảo, họp mặt và nếu có cơ hội, hãy phát biểu.
3. Kỹ năng hoạt động nhóm:
Luôn luôn tham gia các hoạt động đội, nhóm. Các hoạt động Đoàn là cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng này. Tôi xin cam đoan là tất cả các bạn đã từng là cán bộ Đoàn đều rất thành công trong tương lai. Lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động, và nếu có cơ hội, hãy là thủ lĩnh.
4. Kỹ năng giao tiếp:
Học chỉ là một việc tiếp thu kiến thức, đừng quá để nó chiếm hết thời gian của bạn. Hãy ra ngoài. Đi làm thêm là cách tốt nhất để trở nên khôn ngoan hơn trong giao tiếp. Kết bạn và dành thời gian cho bạn bè cũng rất tốt để trở nên một người đáng mến.
Tôi nghĩ không nhất thiết để đối phó với cái gì cả, làm người sống trong cộng đồng ở thời buổi hiện đại này cũng bắt buộc phải có các kỹ năng trên, và điều đặc biệt là đừng cố dùng những kỹ năng đó, cứ để nó tự thay đổi bạn.
Bây giờ kể chuyện cá nhân tôi, các bạn nghe chơi chứ đừng bắt chước 100% nhé. Tôi nghĩ mình hơi cá biệt đấy.
Tôi không đi học, không đến lớp. Tôi uống rượu và đánh nhau suốt trong khoảng thời gian học ĐH. Nhưng về kỹ năng thì tôi tin mình có đủ các kỹ năng trên, nếu không nói là rất giỏi, từ trước khi ra trường. Tôi sinh hoạt Đoàn, thành lập một CLB, tổ chức các hội thơ sinh viên, đi đọc thơ ở NVH, viết bài gửi báo, và có rất nhiều bạn bè…
Khi ra trường, việc đầu tiên là tôi dành một vài tháng đi chơi đó đây, chu du một vòng cho nó thoải mái rồi mới nghĩ tới chuyện tìm việc.
Cá nhân tôi, tôi khuyên bạn nên loại bỏ, kể cả trong suy nghĩ của mình, chữ “xin việc”. Chúng ta không xin xỏ cái gì cả. Các công ty họ cần chúng ta cũng như ta cần họ. Chúng ta bán năng lực và họ mua. Do đó việc chào bán năng lực đòi hỏi phải khôn ngoan một chút, thật thà một chút và đẳng cấp một chút.
Trước hết là đầu tư cho bao bì sản phẩm. Quần áo, giày, cà vạt, bút, sổ…là những thứ cần có, tôi đã mượn tiền để giúp mình trông thật bảnh khi bắt đầu đi tìm việc.
Sau nữa, vì quan hệ bình đẳng nên cần có namecard để giao tiếp. Tôi in ngay một hộp card (Tôi nhớ hình như là chỉ 40.000Đ). Chỉ in thế này:
Đàm Hà Phú
Cử nhân kinh tế
Chuyên nghành: Kế Toán và Tài Chính Doanh nghiệp
Địa chỉ:
Lúc đó chưa có điện thoại di động, chưa có máy nhắn tin, email chưa phổ biến lắm nên địa chỉ là phương tiện liên lạc duy nhất. Còn bây giờ thì bạn cứ in thêm cellphone, homepage (blog), và email.
Tôi chụp ảnh (4x6) và luôn gửi kèm hồ sơ dù có được yêu cầu hay không, tôi nghĩ sẽ dễ hơn nếu người tuyển dụng hình dung mình như thế nào.
Tôi đến buổi phỏng vấn, bắt tay người phỏng vấn tôi, trao và nhận namecard, trả lời các câu hỏi một cách tự tin và luôn đặt những câu hỏi ngược lại để tìm hiểu về “đối tác”. Dĩ nhiên là tôi hỏng nhiều cuộc phỏng vấn, chủ yếu do tiếng Anh còn kém. Nhưng tôi cũng có việc dễ dàng hơn tôi tưởng
Đấy chỉ là khởi đầu. Khi qua vòng phỏng vấn. Các kỹ năng trên lập tức phát huy và tôi nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong công việc của mình.
Những lần tìm việc về sau đối với tôi thực sự là cơ hội để tôi hoàn thiện mình hơn rất nhiều. Tôi có thể đưa ra các kinh nghiệm sau:
- Hãy để các công ty săn đầu người coi bạn như tài nguyên bằng cách lưu và update hồ sơ cá nhân ở các công ty này.
- Hãy luôn để cho nhà tuyển dụng nhận ra họ gặp một đối tác thực sự, hãy tỏ ra tự tin và tự trọng. Ví dụ, tôi sẽ bỏ về nếu người ta bắt tôi phải chờ, tôi không chấp nhận điền bất cứ form thông tin ứng viên nào (vì mọi thông tin đã có đầy đủ trong CV của tôi, tại sao ông/bà không chịu đọc). Tôi luôn gửi mail cảm ơn nếu thấy hài lòng với buổi phỏng vấn cho dù có được tuyển hay không.
- Đừng quan trọng chuyện lương, nhưng cũng đừng mơ hồ về giá trị bản thân như kiểu: tùy công ty, lương thương lượng, lớn hơn hoặc bằng xxxUSD. Tôi luôn ghi rõ ra mức lương mong muốn kèm theo chữ Net và Non-negotiable đằng sau.
- Hãy ăn mặc và cư xử như người mà bạn muốn trở thành. Nếu tôi đi phỏng vấn làm Sales Manager tôi phải ăn mặc như một SM và cư xử như một SM, cho dù tôi chưa từng là SM.
Bây giờ tôi xin nói tới kinh nghiệm cá nhân tôi, dĩ nhiên là không hoàn toàn đúng với số đông nhưng tôi, trong một đặc điểm rất xấu của cá tính, luôn cho rằng mình đã đúng.
Theo tôi, một số các kỹ năng sau mà cho đến khi tốt nhiệp đại học một tân cử nhân bắt buộc phải có.
1. Kỹ năng viết:
Không gì có thể rèn luyện kỹ năng này tốt hơn việc đọc, đọc sách, đọc báo, đọc giáo trình…và những luận văn môn học, các bài thi mở hoặc luận văn tốt nghiệp là những cơ hội để trình bày khả năng viết của bạn, tập viết bài gửi báo (thực ra rất đơn giản, tôi sẽ trình bày ở một bài khác) và viết các kế hoạch hoạt động cho cá nhân và nhóm của mình. Khi có được kỹ năng này cộng với vốn tiếng Anh của trường, việc viết một cover letter hoặc CV trở nên đơn giản vô cùng.
2. Kỹ năng nói:
Một đứa trẻ cũng biết nói, nhưng nói trước đám đông, nói để thuyết phục người khác, nói để trình bày và chứng minh quan điểm của mình đòi hỏi cần có kỹ năng nhất định. Đừng ngại là người nói nhiều. Hãy nói khi có cơ hội, tập kể các câu chuyện, tập cách pha trò, luôn luôn gợi chuyện và trò chuyện với người khác, đặc biệt là người lớn tuổi. Đến dự các buổi hội thảo, họp mặt và nếu có cơ hội, hãy phát biểu.
3. Kỹ năng hoạt động nhóm:
Luôn luôn tham gia các hoạt động đội, nhóm. Các hoạt động Đoàn là cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng này. Tôi xin cam đoan là tất cả các bạn đã từng là cán bộ Đoàn đều rất thành công trong tương lai. Lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động, và nếu có cơ hội, hãy là thủ lĩnh.
4. Kỹ năng giao tiếp:
Học chỉ là một việc tiếp thu kiến thức, đừng quá để nó chiếm hết thời gian của bạn. Hãy ra ngoài. Đi làm thêm là cách tốt nhất để trở nên khôn ngoan hơn trong giao tiếp. Kết bạn và dành thời gian cho bạn bè cũng rất tốt để trở nên một người đáng mến.
Tôi nghĩ không nhất thiết để đối phó với cái gì cả, làm người sống trong cộng đồng ở thời buổi hiện đại này cũng bắt buộc phải có các kỹ năng trên, và điều đặc biệt là đừng cố dùng những kỹ năng đó, cứ để nó tự thay đổi bạn.
Bây giờ kể chuyện cá nhân tôi, các bạn nghe chơi chứ đừng bắt chước 100% nhé. Tôi nghĩ mình hơi cá biệt đấy.
Tôi không đi học, không đến lớp. Tôi uống rượu và đánh nhau suốt trong khoảng thời gian học ĐH. Nhưng về kỹ năng thì tôi tin mình có đủ các kỹ năng trên, nếu không nói là rất giỏi, từ trước khi ra trường. Tôi sinh hoạt Đoàn, thành lập một CLB, tổ chức các hội thơ sinh viên, đi đọc thơ ở NVH, viết bài gửi báo, và có rất nhiều bạn bè…
Khi ra trường, việc đầu tiên là tôi dành một vài tháng đi chơi đó đây, chu du một vòng cho nó thoải mái rồi mới nghĩ tới chuyện tìm việc.
Cá nhân tôi, tôi khuyên bạn nên loại bỏ, kể cả trong suy nghĩ của mình, chữ “xin việc”. Chúng ta không xin xỏ cái gì cả. Các công ty họ cần chúng ta cũng như ta cần họ. Chúng ta bán năng lực và họ mua. Do đó việc chào bán năng lực đòi hỏi phải khôn ngoan một chút, thật thà một chút và đẳng cấp một chút.
Trước hết là đầu tư cho bao bì sản phẩm. Quần áo, giày, cà vạt, bút, sổ…là những thứ cần có, tôi đã mượn tiền để giúp mình trông thật bảnh khi bắt đầu đi tìm việc.
Sau nữa, vì quan hệ bình đẳng nên cần có namecard để giao tiếp. Tôi in ngay một hộp card (Tôi nhớ hình như là chỉ 40.000Đ). Chỉ in thế này:
Đàm Hà Phú
Cử nhân kinh tế
Chuyên nghành: Kế Toán và Tài Chính Doanh nghiệp
Địa chỉ:
Lúc đó chưa có điện thoại di động, chưa có máy nhắn tin, email chưa phổ biến lắm nên địa chỉ là phương tiện liên lạc duy nhất. Còn bây giờ thì bạn cứ in thêm cellphone, homepage (blog), và email.
Tôi chụp ảnh (4x6) và luôn gửi kèm hồ sơ dù có được yêu cầu hay không, tôi nghĩ sẽ dễ hơn nếu người tuyển dụng hình dung mình như thế nào.
Tôi đến buổi phỏng vấn, bắt tay người phỏng vấn tôi, trao và nhận namecard, trả lời các câu hỏi một cách tự tin và luôn đặt những câu hỏi ngược lại để tìm hiểu về “đối tác”. Dĩ nhiên là tôi hỏng nhiều cuộc phỏng vấn, chủ yếu do tiếng Anh còn kém. Nhưng tôi cũng có việc dễ dàng hơn tôi tưởng
Đấy chỉ là khởi đầu. Khi qua vòng phỏng vấn. Các kỹ năng trên lập tức phát huy và tôi nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong công việc của mình.
Những lần tìm việc về sau đối với tôi thực sự là cơ hội để tôi hoàn thiện mình hơn rất nhiều. Tôi có thể đưa ra các kinh nghiệm sau:
- Hãy để các công ty săn đầu người coi bạn như tài nguyên bằng cách lưu và update hồ sơ cá nhân ở các công ty này.
- Hãy luôn để cho nhà tuyển dụng nhận ra họ gặp một đối tác thực sự, hãy tỏ ra tự tin và tự trọng. Ví dụ, tôi sẽ bỏ về nếu người ta bắt tôi phải chờ, tôi không chấp nhận điền bất cứ form thông tin ứng viên nào (vì mọi thông tin đã có đầy đủ trong CV của tôi, tại sao ông/bà không chịu đọc). Tôi luôn gửi mail cảm ơn nếu thấy hài lòng với buổi phỏng vấn cho dù có được tuyển hay không.
- Đừng quan trọng chuyện lương, nhưng cũng đừng mơ hồ về giá trị bản thân như kiểu: tùy công ty, lương thương lượng, lớn hơn hoặc bằng xxxUSD. Tôi luôn ghi rõ ra mức lương mong muốn kèm theo chữ Net và Non-negotiable đằng sau.
- Hãy ăn mặc và cư xử như người mà bạn muốn trở thành. Nếu tôi đi phỏng vấn làm Sales Manager tôi phải ăn mặc như một SM và cư xử như một SM, cho dù tôi chưa từng là SM.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét