(Nguyễn Trọng Tạo)
Chẳng lẽ anh yêu đất cằn và đá cỗi
nắng cháy da và rét buốt xương
gió xé rách áo quần
mưa ném nghiêng mũ cối
chẳng lẽ anh yêu sóng biển gào dữ dội
át cả tiếng em từ phía đất liền?
Công sự anh đào xuyên ngày, xuyên đêm
đào vào đá (lưỡi xẻng thay mấy bận)
những cánh tay kéo pháo hai ba tấn
lên điểm cao, dốc dựng lệch trời xanh
chẳng lẽ anh yêu đá cào tướp bàn chân
dày cao cổ rách rồi, tay con trai lại vá?
Sống giữa biển mà lắm khi thèm cá
luống rau trồng trong lưới ngăn chim
nước biển nhiều mà chẳng thể nấu cơm
(phuy nước ngọt để dành khi giặc giã)
chẳng lẽ anh yêu đêm liên hoan văn nghệ
có chàng trai sắm vai gái diễn chèo?
Chẳng lẽ anh yêu những đêm ngủ hầm kèo
báo đến chậm hai tuần vẫn gọi là “báo mới”
lá thư tình đọc chung cùng đồng đội
lúc nghe đài là lúc gặp quê hương
chẳng lẽ anh yêu những ngày tháng thẳng căng
đêm bật dậy mấy lần báo động?
Nhưng em ơi, giữa muôn trùng biển sóng
anh đã yêu như vậy ngày ngày
như yêu em đắm say
yêu giấc ngủ hằng mơ về bờ cát
bởi anh biết:
nếu lòng mình đổi khác
giặc sẽ tràn qua đảo của mình đây!…
(Đảo Vạn Hoa, 1980)
23 thg 12, 2011
Mizaru, kikazaru, iwazaru
Những đêm thao thức, tôi thường ra nhìn 3 bức tượng và suy nghĩ mông lung. Tôi không hiểu tại sao các con khỉ được sáng tác thường là những con khỉ già? Có lẽ tại khi già rồi thì các con khỉ mới có được cái khôn ngoan biết “kính nhi viễn chi” không muốn bàn ra nói vô những điều vô ích? (Alan Phan)
Sau mấy bài bị kiểm duyệt vì nhậy cảm, tuần này bài viết của tôi là một chuyện cổ tích, đơn giản và ngắn gọn nhiều. Chuyện dường như xuất phát từ Ân Độ vào thế kỷ thứ 15 và truyền lại qua những tác phẩm nghệ thuật khắp Á Châu.
Tất cả câu chuyện thực sự chỉ là tượng hình của ba con khỉ, ở nhiều tư thế và động thái. Một con tự bịt mắt, một con bịt tai, một con bịt miệng. KHÔNG THẤY GÌ, KHÔNG NGHE GÌ, KHÔNG NÓI GÌ. Những bức tượng và tranh vẽ chỉ ghi chú giản dị các lời nói trên, ngôn ngữ Nhật là “mizaru, kikazaru và iwazaru”. Anh ngữ thì gồm “dont see, dont hear, dont speak”; hay có nơi viết là “see no evil, hear no evil, speak no evil”. Tôi có mua được 3 tượng bằng đồng ở Tứ Xuyên, để trong phòng khách rất đẹp.
Những đêm thao thức, tôi thường ra nhìn 3 bức tượng và suy nghĩ mông lung. Tôi không hiểu tại sao các con khỉ được sáng tác thường là những con khỉ già? Có lẽ tại khi già rồi thì các con khỉ mới có được cái khôn ngoan biết “kính nhi viễn chi” không muốn bàn ra nói vô những điều vô ích? Hay tại tuổi già thưởng đem lại cho người ta sự khiếp nhược đầu hàng?
Tôi cũng không biết những con khỉ già này có một quá khứ gì hào hùng để thổi phồng lên cho con cháu nghe, sau những chầu rượu ngất ngây? Hay tất cả chỉ là hoang tưởng ngu dốt của một tuổi trẻ hăng say bị lường gạt? Những con khỉ già này có gì bám víu nâng đỡ để còn giữ cho mình chút hãnh diện và tự trọng? Hay ngoài chút tài sản và lợi ích cá nhân gia đình, chúng chỉ có một trống vắng toàn diện không còn lý tưởng hay niềm tin?
Có phải những con khỉ già im lìm trong bóng tối của đêm dài là biểu hiện của một tuyệt vọng sau cùng về bản thân mình và về xã hội chung quanh?
(Nguồn: www.gocnhinalan.com)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)